Ngày 14-7, tại Đác Lắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm. Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, có đại diện các ban, ngành T.Ư, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên. Hội nghị đánh giá, sáu tháng qua, các tỉnh khu vực Tây Nguyên thực hiện tốt giải pháp bình ổn thị trường, tiết kiệm chi thường xuyên 10%, cắt giảm 111 công trình với tổng vốn 219 tỷ đồng. Toàn vùng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hơn 12%. Các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, giao khoán rừng, cho vay vốn tạo việc làm... được quan tâm chỉ đạo. Nhiều địa phương đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, việc làm cho đồng bào trong các vùng dự án. Tuy nhiên, trên địa bàn còn một số vấn đề, như: thực hiện chủ trương giao đất cho các dự án nông, lâm nghiệp, các tỉnh đã giao đất tràn...
Ngày 14-7, tại Đác Lắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm. Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, có đại diện các ban, ngành T.Ư, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.
Hội nghị đánh giá, sáu tháng qua, các tỉnh khu vực Tây Nguyên thực hiện tốt giải pháp bình ổn thị trường, tiết kiệm chi thường xuyên 10%, cắt giảm 111 công trình với tổng vốn 219 tỷ đồng. Toàn vùng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hơn 12%. Các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, giao khoán rừng, cho vay vốn tạo việc làm… được quan tâm chỉ đạo. Nhiều địa phương đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, việc làm cho đồng bào trong các vùng dự án. Tuy nhiên, trên địa bàn còn một số vấn đề, như: thực hiện chủ trương giao đất cho các dự án nông, lâm nghiệp, các tỉnh đã giao đất tràn lan cho các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, mà không điều tra, khảo sát dẫn đến nhiều sai sót.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần có nhiều giải pháp để giữ vững tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tập trung phát triển sản xuất, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, việc làm, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động, giải quyết tốt vấn đề an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo… Các địa phương cần thực hiện có kết quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các dự án, chương trình mục tiêu trọng điểm, cấp thiết. Tập trung kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh các dự án nông, lâm nghiệp. Phải đánh giá toàn diện tình hình, đời sống ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, để đề xuất các giải pháp tổ chức lại sản xuất, xây dựng mô hình phù hợp điều kiện, tập quán sản xuất của bà con. Đồng thời tiếp tục thu hẹp số thôn, buôn chưa có đảng viên và tổ chức đảng, đổi mới sinh hoạt, nâng cao vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()