Thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Hội Nông dân Việt Nam, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải tạo, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới hướng đến hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển bền vững đất nước.Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các chương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số của cả nước đang sống ở nông thôn và được triển khai trong thời gian dài.Là...
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hà nh T.Ư Đảng(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các chương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảngvà N hànước liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số của cả nước đang sống ở nông thôn và được triển khai trong thời gian dài.
Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam xác định việc tuyên truyền, vận động và tổ chức nông dân tham gia thực hiện Chương trình là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hội, vì lợi ích của hội viên, nông dân, góp phần bảo đảm công bằng và ổn định chính trị, xã hội. Ban Chấp hành T.Ư Hội đã có Nghị quyết chuyên đề về tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, để chỉ đạo Hội Nông dân các tỉnh, t hành phố triển khai thực hiện. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động với tăng cường các hoạt động hướng dẫn, dịch vụ, hỗ trợ và dạy nghề cho hội viên, nông dân nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân; nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân để có đủ năng lực thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành tham gia thực hiện có hiệu quả một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. Hội là đầu mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và n hàkhoa học để hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Hưởng ứng các nội dung phát động của Thủ tướng Chính phủ “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và tham gia thực hiện thắng lợi Chương trình, các cấp Hội nông dân trong cả nước cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới để cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức đúng về xây dựng nông thôn mới là việc của nông dân, do nông dân, Đảnglãnh đạo, N hànước hỗ trợ; xây dựng nông thôn mới dựa vào nội lực là chính để vận động hội viên, nông dân tự giác, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện; chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của N hà nước. Tuyên truyền, phổ biến những gương điển hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả của các tập thể, cá nhân tham gia xây dựng nông thôn mới. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, những khó khăn, vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình tham gia thực hiện Chương trình ngay từ khâu quy hoạch để phản ánh, tham mưu, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền; nghiên cứu, đề xuất với Đảng, N hànước bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10-5-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020. T.Ư Hội khẩn trương triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao cho Hội Nông dân Việt Nam chủ trì: xây dựng mới và nâng cấp các Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh và chuyển t hành đơn vị sự nghiệp để trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân. Tham gia với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và nhân rộng một số mô hình giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.
Cụ thể, Hội Nông dân Việt Nam tham gia với nhiều bộ, ngành hữu quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động khuyến nông; hướng dẫn và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Cùng Bộ Công thương thực hiện chính sách của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Tham gia với Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; nâng cao năng lực thích ứng cho nông dân đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nông dân về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa, mô hình thôn, ấp, bản, làng văn hóa. Cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân…
Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức Hội nông dân các cấp vững mạnh; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt hội, tổ chức các hoạt động hội phù hợp với nhu cầu, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân; tìm ra những vấn đề nông dân đang cần để hỗ trợ, giúp đỡ đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và đời sống của nông dân. Nâng cao chất lượng và hiệu quả ba phong trào thi đua lớn của hội, hưởng ứng các nội dung phát động của Thủ tướng Chính phủ “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”. Kịp thời tổng kết, tôn vinh, cổ vũ các tập thể, cá nhân có nhiều t hành tích, đóng góp xây dựng nông thôn mới để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Nắm vững nhu cầu của nông dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề cho nông dân. Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tiêu thụ sản phẩm để nông dân chủ động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ vốn cho nông dân; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, tập trung vào xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động về dạy nghề cho lao động nông thôn, tập trung vào đào tạo ngắn hạn, tạichỗ theo phương thức “cầm tay, chỉ việc” cho các đối tượng trực tiếp làm nông nghiệp; gắn dạy nghề với các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân.
Vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa, mô hình thôn, ấp, bản, làng văn hóa. Phối hợp cùng chính quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; vận động thuyết phục và trợ giúp pháp lý, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, nhất là tranh chấp về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; hạn chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()