LSO-Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong 8 năm qua, Lạng Sơn đã tiến hành rà soát, thống kê và xử lý các cơ sở có trong danh mục và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thực hiện có hiệu quả quyết định này.Ra quân tuyên truyền bảo vệ môi trườngTheo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6/9 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để gồm: Công ty cổ phần...
LSO-Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong 8 năm qua, Lạng Sơn đã tiến hành rà soát, thống kê và xử lý các cơ sở có trong danh mục và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thực hiện có hiệu quả quyết định này.
|
Ra quân tuyên truyền bảo vệ môi trường |
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6/9 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để gồm: Công ty cổ phần xi măng ACC-78; bãi rác Kéo Tấu; Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn; Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh; Xí nghiệp tuyển khoáng; Nhà máy giấy Tràng Định. Tuy nhiên, phần đa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 64 đều gặp khó khăn về kinh tế và một số tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể. Do vậy, thời gian xử lý theo Quyết đinh số 64 của các cơ sở còn chậm. DDĐến nay Lạng Sơn còn 3 cơ sở chưa hoàn thành xử lý triệt để là: Nhà máy hóa chất Vĩnh Thịnh (trước đây do Nhà nước quản lý, nay là Công ty cổ phần hóa chất Vĩnh Thịnh); Mỏ than Na Dương (nay là Công ty TNHH một thành viên than Na Dương – VVMI); các kho thuốc trừ sâu trong tỉnh.
Đối với Công ty cổ phần hóa chất Vĩnh Thịnh, thời gian qua đã lập dự án “Xử lý ô nhiễm nền kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” được phê duyệt tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 07/1/2009 của UBND tỉnh với tổng mức đầu tư là 5,1 tỷ đồng. Dự án thuộc đối tượng khu vực công ích được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương 50% trong tổng mức đầu tư (theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay tỉnh vẫn chưa nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương. Việc bố trí kinh phí đối ứng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ cho việc triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án nên việc xử lý ô nhiễm chưa được triệt để. Ở Mỏ than Na Dương, cũng đã lập dự án “đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải lòng moong cho mỏ”. Dự án này do Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc- VINACOMIN làm chủ đầu tư. Khi chủ đầu tư trình dự án lên Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam xem xét, thì Tập đoàn chưa yên tâm về công nghệ xử lý nên đã yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục đề nghị hợp tác với đơn vị nước ngoài để lựa chọn công nghệ phù hợp và đạt hiệu quả xử lý. Còn đối với các kho thuốc trừ sâu trong tỉnh, để thực hiện theo Quyết định số 64, các kho thuốc trừ sâu phải thực hiện hình thức xử lý triệt để là thu gom xử lý thuốc quá hạn sử dụng cấm lưu hành (đơn vị chủ quản là Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn). Do đặc thù của một tỉnh biên giới nên hàng năm các cơ quan trên địa bàn tỉnh đã thu giữ được một lượng lớn các loại thuốc BVTV vật nhập lậu. Để xử lý, UBND tỉnh đã phê duyệt và tiến hành tiêu hủy nhiều đợt khác nhau. Tuy vậy, lập hồ sơ chứng nhận cơ sở hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để chưa thực hiện được, nguyên nhân là do hiện nay tiếp tục bắt giữ các loại thuốc BVTV nhập lậu, quá hạn sử dụng và được lưu giữ tại các kho tạm thời không đảm bảo các quy định về môi trường. Ngày 16/11/2007, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án “Tiêu hủy thuốc BVTV cấm lưu hành, thuốc BVTV ngoài danh mục được cấp phép lưu hành ở Việt Nam đang lưu giữ tại Lạng Sơn” và đề nghị Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện dự án, nhưng hiện nay dự án vẫn chưa có kinh phí thực hiện. Ngoài ra, để xử lý các nền kho thuốc BVTV tồn lưu, UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát, lập dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
Về lâu dài, để giảm thiểu nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm, cấp kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực công ích theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho dự án “xử lý ô nhiễm nền kho thuốc BVTV huyện Hữu Lũng”; các nền kho thuốc BVTV tồn lưu qua các thời kỳ; khu liên hợp lưu giữ, tiêu hủy hóa chất, thuốc BVTV và hàng hóa không được phép lưu hành trên địa bàn tỉnh; xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở Lạng Sơn được vay vốn để thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Trung Xuân
Ý kiến ()