LSO-Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2004 về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010, chương trình gồm có 4 đề án. Trong đó, đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả. Tại huyện Bắc Sơn, việc thực hiện đề án này đã nhận được sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Thông qua đó tạo ra hiệu quả thiết thực, từng bước ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn.Học sinh trường THCS Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc cùng nhau ôn bài trước khi lên lớp Những vụ việc đau lòngTheo số liệu thống kê của Phòng LĐTB&XH huyện Bắc Sơn, trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 vụ xâm hại tình dục trẻ em, những trẻ em bị xâm hại...
LSO-Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2004 về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010, chương trình gồm có 4 đề án.
Trong đó, đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả. Tại huyện Bắc Sơn, việc thực hiện đề án này đã nhận được sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Thông qua đó tạo ra hiệu quả thiết thực, từng bước ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn.
|
Học sinh trường THCS Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc cùng nhau ôn bài trước khi lên lớp |
Những vụ việc đau lòng
Theo số liệu thống kê của Phòng LĐTB&XH huyện Bắc Sơn, trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 vụ xâm hại tình dục trẻ em, những trẻ em bị xâm hại có độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi, hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn và sống ở nông thôn. Một vụ xảy ra vào năm 2005 tại xã Vạn Thủy và vụ thứ hai xảy ra năm 2007 tại xã Bắc Sơn. Trẻ em bị xâm hại và người phạm tội đều là những người sống cùng làng, gần gũi, quen biết nhau, vì vậy các em mất cảnh giác, để cho những tên “yêu râu xanh” ấy có dịp thực hiện hành vi của mình. Điều đau lòng nhất chính là việc bị xâm hại tình dục đã làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các em, khiến các em có tâm lý hoang mang, sợ hãi, xa lánh tất cả mọi người. Trong khi đó, các em mới đang là học sinh cấp hai, cái tuổi hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, chỉ ăn, học, vui chơi thế mà lại trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ… Anh cán bộ cung cấp thông tin cho chúng tôi, gương mặt còn trẻ nhưng không giấu nổi niềm xúc động: Thật tội nghiệp, nhìn ánh mắt thất thần, thẫn thờ của các em mà bản thân tôi và gia đình cũng như người thân của các em đau lòng lắm, phẫn nộ lắm. Sao những người bình thường là hàng xóm, anh em thân thiết thế mà có thể có những hành động đồi bại như vậy. Các em mới chỉ là học sinh thôi mà… Ngay sau khi có sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã kịp thời hỗ trợ, phục hồi và bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục. Sự quan tâm, động viên, chăm sóc ấy cộng với tình yêu thương của gia đình sẽ là động lực mạnh mẽ giúp các em nhanh chóng vượt qua sự khủng hoảng về tinh thần và sớm tái hòa nhập với cộng đồng.
Nỗ lực của địa phương
Từ hai vụ việc đau lòng kể trên đã thêm minh chứng và căn cứ cho thấy tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của Quyết định 19 nói chung, đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng. Đối với huyện Bắc Sơn, cấp ủy, chính quyền đã quan tâm vào cuộc chỉ đạo, ban hành các văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện đề án. Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trước hết là trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể về thực hiện đề án ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Tổ chức các hội nghị tập huấn và truyền thông nhằm nâng cao năng lực về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp cơ sở, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương. Trong đó đề cao hình thức tuyên truyền lồng ghép các nội dung tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, thông qua các tổ chức Hội như: Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên, các buổi họp thôn.
Đáng chú ý, bên cạnh công tác tuyên truyền, địa phương cũng đã đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát và truy tố, xét xử về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Ngay sau khi xảy ra các vụ việc, huyện đã nhanh chóng chỉ đạo điều tra và xử lý nghiêm các vụ việc trên. Trong 5 năm qua, huyện Bắc Sơn đã điều tra, truy tố và xét xử 2 vụ xâm hại tình dục trẻ em, với 2 bị cáo… Theo nhận định của cơ quan chức năng chuyên môn thì trong thời gian qua tình trạng này đã được kiềm chế, ngăn ngừa, minh chứng là từ năm 2007 đến nay chưa xảy ra vụ việc nào. Tuy nhiên, trong sự phát triển phức tạp của xã hội hiện nay thì chưa thể nói đó là kết quả bền vững được mà sự ngăn ngừa, đề phòng, cảnh giác phải luôn luôn có trong bản thân mỗi người. Đồng thời sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với việc thực hiện đề án này phải thường xuyên, liên tục, đồng bộ, chú trọng việc tuyên truyền, truyền thông trong đối tượng học sinh, sinh viên, có như vậy mới tạo ra hiệu quả thiết thực, góp phần cùng xã hội ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục như hiện nay.
Thanh Huyền
Ý kiến ()