Theo đánh giá của ngành LĐTB&XH tỉnh, hiện tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện đang trong quá trình đầu tư và hoàn thiện, do vậy việc tuyển sinh, đào tạo còn hạn chế, chưa phát huy hết quy mô đào tạo. Nhưng với mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề hiện có, bước đầu có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi phải tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề. Có như vậy, Lạng Sơn mới thực hiện được những mục tiêu đã đề ra trong đề án “đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua đó ngày càng nâng cao hơn chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
LSO-Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực đào tạo.
|
Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy nghề đội ngũ giáo viên dạy nghề cho LĐNT |
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, thời gian qua, Tỉnh ủy đã có đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2006-2010”, ban hành kèm theo Quyết định số 254-QĐ/TU ngày 15/3/2007; UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho người học, kết hợp với dự án “tăng cường năng lực dạy nghề”, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo với tổng kinh phí trên 39,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương trên 7,53 tỷ đồng. Qua đó đào tạo nghề cho LĐNT bước đầu đã có những kết quả nhất định. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành nâng cao nhận thức, quan tâm chỉ đạo và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề được thành lập tại 9/11 huyện, thành phố có Trung tâm dạy nghề, cơ sở vật chất đang được đầu tư hoàn thiện, qua đó nâng tổng số cơ sở đào tạo đủ năng lực, được giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT từ 6 cơ sở năm 2006 lên 12 cơ sở năm 2010. Hệ thống giáo trình đào tạo nghề cho LĐNT được đầu tư biên soạn, chỉnh sửa, thống nhất phù hợp với đặc điểm, điều kiện dạy và học ngày càng được nâng cao, đến hết năm 2010 kết quả đào tạo được 34.370 lượt người với 29.431 người học nghề, trong đó có 4.939 người học 2 nghề khác nhau. Một số lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, qua đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của LĐNT lên 82%, góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trên toàn tỉnh. Công tác đào tạo nghề của tỉnh đã góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,32% năm 2005 lên 35% năm 2010. Đội ngũ lao động sau đào tạo bước đầu đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện để các hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 4%. Đẩy mạnh thực hiện tăng cường năng lực dạy nghề, với kinh phí được cấp, các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã được mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Mỗi năm các cơ sở đào tạo nghề đủ năng lực tuyển sinh đào tạo trên 14 nghìn học viên. Điển hình như Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc năng lực tuyển sinh đào tạo đạt 4 nghìn người/năm, trong đó khoảng 500 người học cao đẳng nghề, 1.500 người học trung cấp nghề, 2.000 người đào tạo dạy nghề dưới 12 tháng. Hoặc như Trường Trung cấp nghề Việt – Đức năng lực tuyển sinh đạt 2.200 người/năm, trong đó đào tạo 600 người học trung cấp nghề, 1.600 người dạy nghề dưới 12 tháng. Ngoài ra, 11 trung tâm dạy nghề cấp huyện và 3 cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề đủ năng lực đào tạo cho khoảng 8.000 người/năm, trong đó chủ yếu đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 12 tháng cho LĐNT.
Theo đánh giá của ngành LĐTB&XH tỉnh, hiện tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện đang trong quá trình đầu tư và hoàn thiện, do vậy việc tuyển sinh, đào tạo còn hạn chế, chưa phát huy hết quy mô đào tạo. Nhưng với mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề hiện có, bước đầu có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi phải tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề. Có như vậy, Lạng Sơn mới thực hiện được những mục tiêu đã đề ra trong đề án “đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua đó ngày càng nâng cao hơn chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Thanh Huyền
Ý kiến ()