LSO- Trong năm 2011, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp uỷ đảng, chính quyền, Măt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đôn đốc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; tiếp tục phổ biến, tuyên truyền những quan điểm của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phụ nữ thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc) phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn Ảnh: HỒ XUÂN HƯƠNGViệc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH khóa XI tại các xã, phường, thị trấn tiếp tục được duy trì thực hiện tốt. Cấp ủy, chính quyền đã phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân tổ chức tuyên truyền các nội dung của Pháp lệnh 34 đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và quần chúng...
LSO- Trong năm 2011, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp uỷ đảng, chính quyền, Măt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đôn đốc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; tiếp tục phổ biến, tuyên truyền những quan điểm của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phụ nữ thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc) phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn Ảnh: HỒ XUÂN HƯƠNG
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH khóa XI tại các xã, phường, thị trấn tiếp tục được duy trì thực hiện tốt. Cấp ủy, chính quyền đã phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân tổ chức tuyên truyền các nội dung của Pháp lệnh 34 đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế – xã hội và những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân đều được niêm yết tại trụ sở, nhà văn hoá thôn, khối phố và thông báo công khai qua việc họp dân, qua các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Nhân dân được trực tiếp bàn bạc, quyết định và giám sát các công việc quan trọng như quy hoạch đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà văn hóa, giải phóng mặt bằng… theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các buổi họp thôn, khối phố, cán bộ, đảng viên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề mà nhân dân quan tâm, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân. Ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên duy trì hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo được chú trọng giải quyết kịp thời. Từ đầu năm 2011 các chi, đảng bộ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã quán triệt, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đến nay, đã có 1.183/1.230 cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện (đạt 96,2%). Hầu hết các đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức có nội dung sát với thực tiễn, đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Một số nội dung hoạt động có tính nguyên tắc đã được thảo luận, đưa vào nghị quyết như: kiểm điểm, đánh giá kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2010 và phương hướng năm 2011; biện pháp đổi mới phong cách, lề lối làm việc, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá kết quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất bổ sung các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng xăng, xe công và điện thoại, sử dụng các thiết bị điện, công tác phí, công khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyên dương, khen thưởng và phát động thi đua… Triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện đúng chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước theo quy định. Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai Nghị định 07/1999/NĐ-CP, qua đó tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người lao động kịp thời và đầy đủ; đã có 28/28 doanh nghiệp nhà nước tổ chức được đại hội công nhân viên chức, bầu ban thanh tra nhân dân theo quy định. Trong đại hội, công nhân viên chức, người lao động được thảo luận, góp ý kiến về phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, công khai tài chính, các nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động, các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, các vấn đề về sửa đổi bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể, quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động…
Qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã tích cực nêu cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân; chú trọng đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, hướng về cơ sở theo phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”
Lăng Văn Thắng
Ý kiến ()