LSO-Ngày 13/8/2005, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 608 về việc ban hành chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 37 ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi. Qua 6 năm nỗ lực triển khai thực hiện, Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Lai ghép giống dưa hấu với giống bầu ở xã Gia Cát, huyện Cao Lộc Ảnh: Thanh LuyệnThực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và Quyết định số 608 của UBND tỉnh, Ngành NN&PTNT đã tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Công tác đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đã có nhiều...
LSO-Ngày 13/8/2005, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 608 về việc ban hành chương trình kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 37 ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi. Qua 6 năm nỗ lực triển khai thực hiện, Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
|
Lai ghép giống dưa hấu với giống bầu ở xã Gia Cát, huyện Cao Lộc Ảnh: Thanh Luyện |
Thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và Quyết định số 608 của UBND tỉnh, Ngành NN&PTNT đã tập trung phát triển hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Công tác đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đã có nhiều nỗ lực, nâng cao hiệu quả khai thác, cơ bản đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt. Từ năm 2005 đến nay, ngành NN&PTNT đã tiếp nhận 15.064 triệu đồng từ nguồn vốn thực hiện Nghị quyết số 37. Thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ Suối Con (Hữu Lũng); hệ thống đập và mương tưới Bủng Tèng (Văn Quan); hệ thống mương thủy lợi Thin Đăm (Bình Gia)…Những công trình này không chỉ có ý nghĩa trực tiếp tạo nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt của các địa phương mà còn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa thủy lợi. Qua đó, cho đến nay, Lạng Sơn đã có hệ thống 3.351 công trình thủy lợi các loại, cùng với hệ thống kênh mương dài 1.404km, trong đó trên 800km đã được kiên cố hóa. Từ đó đẩy nhanh sự phát triển của sản xuất theo hướng hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ.
Theo ước tính của Sở NN&PTNT, cho đến nay, tỷ trọng hàng hóa trong giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã ở mức trên 20%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây ở mức 4,6%, trong khi đó mục tiêu tăng trưởng đặt ra chỉ là 3,5-4%/năm. Trong khi sản xuất lương thực có nhiều bước tiến quan trọng, sản lượng luôn đảm bảo trên dưới 280 nghìn tấn/năm, thì diện tích các loại cây trồng khác như thuốc lá, lạc, đỗ tương, thạch đen, khoai tây…không ngừng tăng lên, tạo ra nhiều cánh đồng giá trị cao như ở Tràng Định, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Lộc Bình. Chăn nuôi đã được các hộ gia đình quan tâm đầu tư và một số phát triển lên thành hình thức trang trại với quy mô lớn, tập trung và an toàn, từ năm 2006 đến nay, tổng đàn lợn tăng bình quân 3,4%/năm và tổng đàn bò tăng 3%/năm.
|
Mở đường vào các xã vùng cao |
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên đến 1.000ha, từng bước tận dụng được thế mạnh về diện tích mặt nước trên địa bàn tỉnh. Về lâm nghiệp, nhờ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính sách thu hút đầu tư trồng rừng của tỉnh và sự nỗ lực của nhân dân, nên trong những năm qua diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Cư dân nông thôn đã từng bước chọn lọc và phát triển các loại giống cây ăn quả cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng quýt Bắc Sơn; na Chi Lăng; hồng Cao Lộc, Văn Lãng; nhãn, vải Hữu Lũng…. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn được Lạng Sơn tập trung thực hiện như chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 134…đã tạo điều kiện cho nhân dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ lãi suất tiền vay mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất…góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Có thể khẳng định qua 6 năm thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị nông nghiệp, nông thôn Lạng Sơn đã có những bước tiến nhanh và vững chắc, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Đó cũng chính là nền tảng để ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()