LSO-Anh bạn tôi mới đi công tác xa quê có gần 2 năm mà đã phải thốt lên: Chẳng ngờ thành phố Lạng Sơn phát triển nhanh đến thế. Cũng chẳng có gì là lạ, đến những người hàng ngày ở đây, vẫn ngỡ ngàng vào mỗi sớm mai. Bên dòng Kỳ Cùng, thành phố trẻ từng ngày vươn mình mãnh liệt. Hiện đại, năng động nhưng cũng chẳng bớt phần thơ mộng như vốn có tự ngàn xưa.Thành phố bên sông Kỳ CùngTháng 7/2000, thị xã Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III và 2 năm sau, tháng 8/2002, thị xã được công nhận là thành phố. Đây là mốc quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố Lạng sơn, khẳng định vị trí chiến lược của thành phố, đặt ra nhiều vận hội mới trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh đó, ngày 22/8/2003, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về tăng cường và phát triển thành phố Lạng Sơn đến năm 2010. Đó chính là sự định hướng quan trọng và kịp thời, tạo nên sức bật mới cho thành phố trẻ trên vùng địa...
LSO-Anh bạn tôi mới đi công tác xa quê có gần 2 năm mà đã phải thốt lên: Chẳng ngờ thành phố Lạng Sơn phát triển nhanh đến thế. Cũng chẳng có gì là lạ, đến những người hàng ngày ở đây, vẫn ngỡ ngàng vào mỗi sớm mai. Bên dòng Kỳ Cùng, thành phố trẻ từng ngày vươn mình mãnh liệt. Hiện đại, năng động nhưng cũng chẳng bớt phần thơ mộng như vốn có tự ngàn xưa.
|
Thành phố bên sông Kỳ Cùng |
Tháng 7/2000, thị xã Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III và 2 năm sau, tháng 8/2002, thị xã được công nhận là thành phố. Đây là mốc quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố Lạng sơn, khẳng định vị trí chiến lược của thành phố, đặt ra nhiều vận hội mới trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh đó, ngày 22/8/2003, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về tăng cường và phát triển thành phố Lạng Sơn đến năm 2010. Đó chính là sự định hướng quan trọng và kịp thời, tạo nên sức bật mới cho thành phố trẻ trên vùng địa đầu. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Thành uỷ, UBND thành phố đã tổ chức quán triệt sâu rộng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Thế mạnh về thương mại, du lịch, dịch vụ tiếp tục được phát huy, thành phố đẩy mạnh mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong và ngoài nước, đi đôi với tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho lưu thông hàng hoá. Mạng lưới thương mại dịch vụ tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, trên địa bàn xây mới được 2 chợ với quy mô trên 1.800 gian hàng và 3 siêu thị kinh doanh tổng hợp. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng nhanh cùng với phát triển thị trường, hết năm 2010 thành phố có 5.657 cơ sở, tăng 1.690 cơ sở so với năm 2003. Số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2010 là 10.086 lao động, tăng 1,39 lần; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 2.697 tỷ đồng, gấp 4,18 lần; lượng khách du lịch đến địa bàn đạt trên 1,8 nghìn lượt, tăng 3,6 lần so với thời điểm trước khi Nghị quyết được ban hành. Từ năm 2003 đến nay, giá trị ngành thương mại, du lịch tăng gấp 2,8 lần, bình quân giai đoạn đạt mức tăng trưởng 14,53%, tỷ trọng ngành tăng lên, chiếm tới 68,05% trong tổng GDP.
Để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thành phố đã xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế. Một mặt tạo mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy sản xuất. Mặt khác đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể bằng nhiều hình thức và tăng cường công tác khuyến công để phát triển công nghiệp ở nông thôn. Tính đến nay, trên địa bàn có 469 cơ sở sản xuất, thu hút trên 4.100 lao động. Trong đó cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp chế biến chiếm 96,5% trong ngành kinh tế quan trong này. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1,32 lần so với năm 2003 và bình quân cả giai đoạn tăng trưởng 3,7%/năm.
Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, 3,1% trong tổng GDP, nhưng sản xuất nông lâm nghiệp luôn được quan tâm, chú trọng phát triển theo chiều sâu. Khoa học kỹ thuật được tăng cường; đa dạng hoá các loại cây trồng; đẩy mạnh cải tạo và nâng cao hệ số sử dụng đất; phát triển hoàn thiện mạng lưới thuỷ lợi và đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. Nhờ đó bình quân trong giai đoạn 2003-2010, kinh tế nông nghiệp tăng trưởng 4,49%. Trong đó đáng chú ý, là thành phố đã hướng tới việc sản xuất ra các loại nông sản hàng hoá có giá trị cao như hoa, cây cảnh, rau màu…chăn nuôi được áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học và chú trọng tới các sản phẩm đặc sản, năm 2010, giá trị ngành chăn nuôi đạt trên 26 tỷ đồng. Với 300 ha cây ăn quả và gần 500 ha cây lâm nghiệp trồng mới được trong vòng 8 năm trở lại đây, độ che phủ rừng của thành phố đạt xấp xỉ 48%, không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn tạo nên hình ảnh một thành phố Lạng Sơn xanh, sạch, đẹp.
Nghị quyết số 15 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Lạng Sơn cụ thể hoá một cách hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ về phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2003-2010 đạt 13,95%; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 1.185USD, vượt khá cao so với mục tiêu đề ra. Đó cũng là nguồn lực quan trọng để thành phố tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, phát triển văn hóa xã hội…nâng cao toàn diện đời sống vật chất tinh thần của người dân. Việc phân tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 15 sẽ là nền tảng quan trọng để thành phố Lạng Sơn tiếp tục có những định hướng chiến lược cho phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Với sự trỗi dậy của mình, thành phố trẻ bên dòng sông Kỳ Cùng đang thể hiện rõ vai trò là cửa ngõ kinh tế quan trọng không chỉ của tỉnh Lạng Sơn mà còn là của cả nước.
Lê Minh
Ý kiến ()