Thực hiện Nghị quyết 22 còn đó những khó khăn
LSO - Ngày 3/4/2009, Nghị quyết số 22-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về lãnh đạo triển khai, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được ban hành. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà nghị quyết đặt ra như công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư chưa đạt kết quả chưa được như mong đợi.Thi công đường vành đai phía Đông (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng) thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng SơnNhằm đưa nghị quyết 22 vào cuộc sống, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69 ngày 16/9/2009 cụ thể hóa thực hiện các nội dung của nghị quyết. Theo đó công tác quy hoạch, kế hoạch, hình thành các cơ sở pháp lý, xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư và đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế được tỉnh nhấn mạnh và tổ chức...
LSO – Ngày 3/4/2009, Nghị quyết số 22-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về lãnh đạo triển khai, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được ban hành. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà nghị quyết đặt ra như công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư chưa đạt kết quả chưa được như mong đợi.
Thi công đường vành đai phía Đông (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng)
thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
Nhằm đưa nghị quyết 22 vào cuộc sống, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69 ngày 16/9/2009 cụ thể hóa thực hiện các nội dung của nghị quyết. Theo đó công tác quy hoạch, kế hoạch, hình thành các cơ sở pháp lý, xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư và đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế được tỉnh nhấn mạnh và tổ chức triển khai thực hiện. Tiếp đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 18, ngày 1/7/2011, trong đó nội dung chương trình 1 là đẩy mạnh đầu tư xây dựng khu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn…Mặc dù vậy, đến nay tiến độ, kết quả thực hiện chương trình phát triển khu kinh tế còn hạn chế. Qua thực tế theo dõi cho thấy tiến độ lập, thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng còn những bất cập, nhất là đối với một số đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tại một số cửa khẩu trọng điểm trong khu kinh tế. Đối với công tác đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2009-2011 nguồn vốn trung ương phân bổ cho tỉnh để đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu khoảng 60 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ 100 tỷ đồng, ngoài ra tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách để tạo nguồn vốn đầu tư trong khu kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư hạ tầng trong khu kinh tế. Không những vậy, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, kéo dài dẫn tới một số dự án xây dựng trong khu vực cửa khẩu tiến độ chậm so với kế hoạch. Công trình đường nội bộ cửa khẩu Hữu Nghị là một ví dụ, dự án được khởi công từ giữa năm 2011 đến nay do vướng mặt bằng, công trình có 5 gói thầu mới có 3 gói thầu triển khai xây lắp còn 2 gói chưa triển khai thi công do vướng mặt bằng. Về công tác thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cũng còn bất cập. Tháng 5/2009, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Đến nay, tỉnh thu hút và cấp chứng nhận đầu tư được 36 dự án của các doanh nghiệp nhưng kết quả thực hiện các dự án còn chậm, một số dự án đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, cộng với cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn triển khai các dự án tại khu kinh tế cửa khẩu.
Mới đây, khi kiểm tra về tình hình thực hiện Nghị quyết 22 tại Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nhấn mạnh, để cải thiện môi trường đầu tư vào khu kinh tế, tỉnh nên xem xét, đánh giá lại công tác cho thuê đất, công tác phối hợp các sở ngành, cải cách thủ tục hành chính, công tác hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời nhìn nhận lại vai trò đầu mối thực hiện các nhiệm vụ này của các ngành chức năng đã thực sự tốt chưa. Có như vậy mới mong cải thiện được môi trường đầu tư vào khu kinh tế cả về trước mắt và lâu dài, góp phần thực hiện hiệu quả các quyết định của Thủ tướng về đầu tư, xây dựng, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn.
Bài ảnh: Công Quân
Ý kiến ()