LSO-Trong những năm qua, huyện Chi Lăng luôn được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong toàn tỉnh. Trong đó sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hàng hóa đang ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn. Trong điều kiện đó các nguồn vốn tín dụng là một động lực lớn để nông dân mở rộng quy mô sản xuất. Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã và đang được Chi Lăng khẩn trương triển khai thực hiện là một trong những kênh tín dụng quan trọng, xua tan cơn “khát vốn” cho nhân dân địa phương.Trong rất nhiều dịp đi công tác ở Chi Lăng, tôi đã được nghe nhiều nông dân bày tỏ mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng còn hạn chế về vốn. Trong khi đó, những chính sách tín dụng hiện nay chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn. Nghị định có nhiều điểm mới, trong đó...
LSO-Trong những năm qua, huyện Chi Lăng luôn được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong toàn tỉnh. Trong đó sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hàng hóa đang ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn.
Trong điều kiện đó các nguồn vốn tín dụng là một động lực lớn để nông dân mở rộng quy mô sản xuất. Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã và đang được Chi Lăng khẩn trương triển khai thực hiện là một trong những kênh tín dụng quan trọng, xua tan cơn “khát vốn” cho nhân dân địa phương.
Trong rất nhiều dịp đi công tác ở Chi Lăng, tôi đã được nghe nhiều nông dân bày tỏ mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng còn hạn chế về vốn. Trong khi đó, những chính sách tín dụng hiện nay chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn. Nghị định có nhiều điểm mới, trong đó từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; cũng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng, hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Các đối tượng trên phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được UBND cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tranh chấp.
|
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Chi Lăng |
Những điểm mới của Nghị định 41, thực sự đã tạo cơ hội về vốn cho người nông dân nói chung và nông dân Chi Lăng nói riêng để phát triển, mở rộng sản xuất và ngành nghề, dịch vụ…Trao đổi với chúng tôi, ông Vy Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Trong những năm qua, các nguồn vốn tín dụng đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện và đối với Nghị định 41, huyện xác định đây là một cơ hội tạo nguồn vốn cho người dân phát triển kinh tế. Ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn, vừa qua Chi Lăng đã tổ chức triển khai Nghị định 41 cho các cán bộ cấp huyện và xã. Theo chỉ đạo của UBND huyện, ngay sau hội nghị, các xã cần khẩn trương triển khai rộng rãi đến người dân; ngân hàng NN&PTNT tích cực cử cán bộ hướng dẫn cơ sở và kịp thời báo cáo lãnh đạo huyện những vướng mắc có thể nảy sinh, tạo điều kiện tốt nhất để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn. Ông Thuận cho biết: Chính sách tín dụng mới phù hợp với các hộ chăn nuôi đang muốn mở rộng quy mô sản xuất và những vùng sản xuất hàng hóa đặc sản của huyện, hay nói cách khác, chủ yếu nguồn tín dụng này sẽ phục vụ cho những dự án sản xuất với quy mô vừa và lớn của người dân. Chính vì vậy, huyện cũng đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, ngân hàng phải thường xuyên quan tâm, chính quyền địa phương đẩy mạnh giám sát để giúp người vay vốn tránh những rủi ro đáng tiếc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Mạnh Tranh, Giám đốc ngân hàng NN&PTNT huyện Chi Lăng cho biết: Thực hiện ý kiến chi đạo của huyện, ngân hàng đã và đang tích cực tuyên truyền cho nhân dân các địa phương bằng nhiều hình thức, đã phát trên 1.000 tờ rơi giới thiệu về chính sách mới, đồng thời chỉ đạo cán bộ ngân hàng cần thẩm định, tính toán các dự án vay vốn của người dân sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro; hiện nay nguồn vốn cho vay cũng đã sẵn sàng. Qua khảo sát ở một số địa phương, chúng tôi nhận thấy người dân cũng đã khá chủ động tìm hiểu về chính sách mới thông qua các kênh thông tin, thậm chí có hộ còn lập dự án vay vốn trước khi huyện tổ chức hội nghị triển khai. Có thể thấy cả cấp triển khai và các đối tượng vay vốn đều đã rất chủ động đối với chính sách tín dụng mới phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây sẽ là nguồn vốn cần thiết và quan trọng để sản xuất nông nghiệp ở Chi Lăng phát triển nhanh hơn theo chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới.
Lê Minh
Ý kiến ()