Thứ 7, 16/11/2024 21:27 [(GMT +7)]
Thực hiện Nghị định 34-CP: Vỉa hè với văn minh giao thông
Thứ 3, 25/05/2010 | 14:09:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Khách thập phương nhận xét: là một thành phố trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, song giao thông nội thị của thành phố Lạng Sơn luôn trong tình trạng hàn nối, chắp vá…Và đặc biệt không có vỉa hè; nếu có thì cũng trong tình trạng vừa cải tạo, vừa lấn chiếm…
Cải tạo đến đâu, lấn chiếm đến đấy
Những cái nút “ thắt cổ chai” như tuyến Mỹ Sơn đi thị trấn Cao Lộc, tuyến đường Bà Triệu không thể giải tỏa được là do lỗi của nhà quản lý. Còn các tuyến khác, tại sao vỉa hè bị ách tắc?
Trong một thời gian dài, thành phố tiến hành san lát vỉa hè, nhằm chỉnh trang cảnh quan đô thị, tạo hành lang an toàn giao thông ( ATGT). Chủ trương này tạo được sự đồng thuận của người dân, nhiều gia đình đã “ hy sinh” cả bậc lên xuống trước cửa nhà mình để nhà nước xây dựng san lát vỉa hè.
Họp chợ mua bán lấn vỉa hè lòng đường. |
Tuy vậy, vỉa hè đẹp lại là nơi lý tưởng để cho các gánh hàng rong phát huy tác dụng, cho các biển quảng cáo thêm hoành tráng và tiện cho các hộ và các doanh nghiệp làm nơi để xe cho khách. Tại tuyến đường Trần Đăng Ninh, vỉa hè đã được lát song vẫn chưa thông vì một đoạn vướng một vài hộ dân có công trình xây dựng “ nhô ra”. Trên vỉa hè đã lát gạch chèn, thôi thì đủ thứ được phô bày, nào là biển hiệu của các nhà thuốc tư nhân, hiệu sửa chữa mua bán máy điện thoại di động, nào là gạch cát của các gia đình, doanh nghiệp đang xây dựng. Đặc biệt “ gương mẫu” như Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng dùng vỉa hè làm nơi để xe máy cho các “ thượng đế”. Thậm chí có nhà trường còn dùng vỉa hè làm nơi gửi xe máy và thu phí gửi xe của phụ huynh học sinh!
Tập kết vật liệu xây dựng trên vỉa hè. |
Tuyến phố lê Lợi, Bà Triệu- hai tuyến phố quan trọng nhất của thành phố, mặc dù hè phố rộng và thuận, song nó lại biến thành nơi bơm vá xe đạp xe máy, làm nơi tập kết, mua bán vật liệu xây dựng cồng kềnh, rất dễ gây tại nạn cho cả các phương tiện tham gia giao thông lưu hành trên đường, chứ chưa nói đến sự phát huy công dụng của nó.
Tôi muốn làm người văn minh!
Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ, ai cũng biết điều đó. Song khi vỉa hè đã bị lấn chiếm, thì họ lấy chỗ nào để đi, và liệu họ có bị phạt khi đi dưới lòng đường? Chúng tôi đã có dịp trao đổi rộng rãi với nhiều tầng lớp dân cư. Một người dân đi chợ Kỳ Lừa nói với chúng tôi rằng: Tuyến đường Trần Đăng Ninh có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, nhất là vào giờ cao điểm; khi có việc, ông vẫn có ý thức đi bộ trên vỉa hè. Gặp những đoạn bị lấn chiếm tất nhiên phải vòng xuống lòng đường; nhưng “ nhỡ ra” bị phương tiện tham gia giao thông va quệt gây bị thương, thì khi ấy biết “ bắt đền” ai. Mình thiệt đã đành, nhưng khi phân định theo luật thì mình lại là sai? Một người nói rằng, nếu bị phạt vì đi bộ dưới lòng đường, dứt khoát tôi không chịu, vì có hè đâu mà chẳng phải đi dưới lòng đường? Với kiểu quy hoạch, xây dựng chắp vá như thành phố Lạng Sơn, tôi có muốn làm người văn minh trong tham gia giao thông cũng không được.
Dùng vỉa hè làm nơi để xe máy của khách hàng. |
Tuy điều 12, mục 1, chương II nói về phạt người đi bộ sai luật, cao nhất đến 120 ngàn đồng, song với thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố, khó có thể phạt người đi bộ dưới lòng đường; có chăng chỉ phạt những hành vi như sang đường không đúng nơi quy định, sang đường khi có đèn đỏ…Thực hiện Nghị định 34-CP cũng là dịp để CSGT và lực lượng CSTT phối hợp với chính quyền sở tại tiến hành giải tỏa “ gắt gao” việc lấn chiếm trái phép vỉa hè.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()