Thực hiện hình thức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu người học
Thông tư 31 sẽ tạo điều kiện cho người học tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ảnh minh họa |
Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học gồm 4 chương, 19 điều. Quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi áp dụng, chương trình, giáo trình đào tạo, thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và kế hoạch đào tạo, tuyển sinh đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học
Chia sẻ về ý nghĩa của Thông tư 31, TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, việc ban hành Thông tư 31 sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học và xã hội. Thông tư quy định nhiều nội dung mới, giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người học linh hoạt hơn trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cụ thể như:
Việc giao cho các cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức đào tạo sẽ giúp hệ thống giáo dục nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả, khẳng định được vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp với tư cách là một trong hai trụ cột, cùng với giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thuận lợi hơn khi phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và người học.
Thông tư 31 cũng tạo điều kiện cho người học tận dụng được thời gian, có thể lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện làm việc của bản thân, tránh lãng phí thời gian phải học tập trung 3-4 năm tại trường mà không tham gia sản xuất, làm việc. Người học khi tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được miễn giảm các môn học, module, tín chỉ đã tích lũy được trước đó.
Quy định mới cũng giảm bớt được các thủ tục hành chính theo tinh thần của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tự chủ, công khai, minh bạch là những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng cầu của thị trường lao động, đảm bảo chất lượng đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh.
Ý kiến ()