Ngày 14-7, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo "Sơ kết việc triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam".Các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch QH; Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư; các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý; đại diện Tổ chức UNDP của LHQ..., tới dự.Các đại biểu đã nêu bật kết quả thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 900/UBTVQH 11 của Ủy ban Thường vụ QH trong hơn năm năm qua. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/T.Ư ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật đã tổ chức nghiên cứu quán triệt và triển khai thực hiện...
Ngày 14-7, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo “Sơ kết việc triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”.
Các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch QH; Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư; các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý; đại diện Tổ chức UNDP của LHQ…, tới dự.
Các đại biểu đã nêu bật kết quả thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 900/UBTVQH 11 của Ủy ban Thường vụ QH trong hơn năm năm qua. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/T.Ư ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật đã tổ chức nghiên cứu quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết nói trên. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 900 ngày 21-3-2007, đề ra các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm cho các cơ quan liên quan thực hiện. Ủy ban Thường vụ QH cũng đã phối hợp các cơ quan liên quan đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh. QH, Ủy ban Thường vụ QH tổ chức các kỳ họp thảo luận và thông qua hơn một trăm luật, pháp lệnh, nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội…, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân… Đồng thời phát triển hệ thống thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận của nhân dân đối với hệ thống pháp luật. Các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong việc triển khai chương trình xây dựng luật và pháp lệnh; về chất lượng văn bản luật, pháp lệnh chưa cao; tính tuân thủ pháp luật của một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân còn thấp; một số luật, pháp lệnh được ban hành, nhưng trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung… Các đại biểu đã đề cập nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên và kiến nghị với T.Ư Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan về xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế, về giáo dục – đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, thông tin, về dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luật; phát triển nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()