Thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế
Chợ nổi miền Tây. Ảnh: NGUYỄN NHƯ Trước tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay... đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.Nhờ những biện pháp đồng bộ trên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố có những chuyển biến khá tích cực, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 8,32%; quý II tăng: 8,62%; quý III tăng: 11,89%; ước tính quý IV tăng 12,17% và ước cả năm 2012 tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ đạt 11,55%). Nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nên sản xuất công nghiệp đã có chuyển biến tích cực qua từng tháng, ước năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994)...
Chợ nổi miền Tây. Ảnh: NGUYỄN NHƯ |
Nhờ những biện pháp đồng bộ trên, tình hình kinh tế – xã hội của thành phố có những chuyển biến khá tích cực, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 8,32%; quý II tăng: 8,62%; quý III tăng: 11,89%; ước tính quý IV tăng 12,17% và ước cả năm 2012 tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ đạt 11,55%). Nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nên sản xuất công nghiệp đã có chuyển biến tích cực qua từng tháng, ước năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) thực hiện 23.593,5 tỷ đồng, đạt 88,9% KH, tăng 11,4% so năm 2011. Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, việc tổ chức đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu dân cư; mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa phát triển; không xảy ra sốt hàng, tăng giá đột biến. Ước năm 2012, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 101.122 tỷ đồng, vượt 8,4% KH, tăng 17,8% so năm 2011; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 53.836 tỷ đồng, vượt 9% KH, tăng 17,9% so năm 2011. Ước năm 2012, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 7.483,298 tỷ đồng.
Với vai trò hạt nhân trong Tứ giác kinh tế trọng điểm ĐBSCL, Cần Thơ luôn giữ vững vị trí dẫn đầu về giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Năm 2010 đạt 19.286 tỷ đồng, góp 15,6% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Đến cuối năm 2012, TP Cần Thơ có 53 dự án vốn đầu tư nước ngoài FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 925 triệu USD, doanh thu ước đạt 300 triệu USD. Năm 2012, các khu công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ có 206 dự án đầu tư còn hiệu lực, với 854,55 ha đất công nghiệp được thuê, tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.846 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện chiếm 43,9% tổng vốn đầu tư đăng ký… Sản xuất nông nghiệp vẫn là điểm nhấn tại TP Cần Thơ, diện tích gieo trồng lúa cả năm thực hiện 228.162 ha, vượt 2,8% KH, tăng 3.526 ha so năm 2011; sản lượng lúa ước đạt 1.313.310 tấn, vượt 5,9% KH, tăng 23.597 tấn so năm 2011. Ngành nông nghiệp thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn (cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng một giống lúa), góp phần nâng cao năng suất bình quân, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo hướng VietGap, GlobalGap. Nông nghiệp Cần Thơ ngày một đi vào chiều sâu, hiện đại theo đúng định hướng xây dựng nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, góp phần nâng cao năng suất bình quân, gia tăng chất lượng lúa, gạo đã giúp Cần Thơ đạt giá trị sản xuất toàn ngành năm 2012 lên đến 4.623 tỷ đồng, sản lượng lúa ước đạt hơn 1,3 triệu tấn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo những bước chuyển biến tích cực, thay đổi dần bộ mặt nông thôn, hạ tầng nông thôn được cải thiện, dần thay đổi phương thức sản xuất theo hình thức liên kết, giảm sản xuất riêng lẻ, thu nhập người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Chính vì vậy, Cần Thơ phù hợp cho việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa, hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững cho cả vùng ĐBSCL. Năm 2012, Cần Thơ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm như đường Võ Văn Kiệt (đường Mậu Thân – sây bay Trà Nóc), thông tuyến đường nối Cần Thơ – Vị Thanh… Ước năm 2012, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thực hiện 34.498 tỷ đồng, đạt 93,2% KH, tăng 8,5% so năm 2011.
Cần Thơ đã định hình là trung tâm giáo dục – đào tạo nhân lực trình độ cao cho toàn vùng ĐBSCL và là trung tâm khám, chữa bệnh cho người dân, giảm tải áp lực chữa bệnh cho các bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh. Cần Thơ là địa phương duy nhất trong vùng có hai trung tâm công nghệ phần mềm, hằng năm đào tạo hàng nghìn kỹ sư, lập trình viên, kỹ thuật viên cho vùng. Cần Thơ cũng là địa bàn có nhiều trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu các chuyên ngành nhiều nhất vùng; thành phố chiếm 44% tổng số sinh viên, 34,4% số giảng viên đại học và cao đẳng toàn vùng, xếp thứ ba trong năm thành phố lớn và thứ 6/63 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có các bệnh viện lớn như: Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Tâm thần, Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu, Trung tâm truyền máu và huyết học… là những trung tâm khám, điều trị sức khỏe và chuyển giao kỹ thuật khám, điều trị sức khỏe cho nhân dân trong vùng.
Trong năm 2012, Cần Thơ giải quyết việc làm cho 51 nghìn lao động, vượt 2% kế hoạch, đào tạo nghề cho 36 nghìn lao động, đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 47,23%. Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, bố trí kinh phí thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp khó khăn…; xây dựng mới 191 căn và sửa chữa 104 căn nhà tình nghĩa, vượt 90,3% kế hoạch; xây dựng 3.859 căn nhà đại đoàn kết, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo thật sự khó khăn về nhà ở. Triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,62% tổng số hộ.
Những kết quả đáng khích lệ trên là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đặt niềm tin xây dựng Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, mang đặc trưng sông nước, miệt vườn, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế – xã hội, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của vùng ĐBSCL; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước; là một cuộc phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL.
Năm 2013, Đảng bộ và chính quyền TP Cần Thơ tập trung xây dựng và triển khai đề án đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Cần Thơ theo hướng phát huy lợi thế so sánh và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Song song đó, Cần Thơ tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp giá trị gia tăng cao; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, phát triển nông nghiệp gắn với bảo đảm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Cần Thơ tập trung vốn nhà nước vào đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu; ưu tiên đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Với lợi thế trung tâm vùng ĐBSCL, cùng với việc tập trung hoàn thành các dự án ODA đã ký kết, Cần Thơ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xúc tiến đầu tư nước ngoài.
Theo Nhandan
Ý kiến ()