Các vụ án để xảy ra oan sai là điều đáng tiếc. Song, "có sai, có sửa", nếu bản thân những cán bộ, công chức trong ngành tư pháp có ý thức tích cực khắc phục hậu quả việc sai sót, sẽ giúp đương sự giảm bớt thiệt thòi, lấy lại niềm tin của người dân vào sự công minh của pháp luật.Bạn đọc Trần Thu Vân (Cẩm Mỹ, Đồng Nai): Nghị quyết 388/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra đời là một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cánh tư pháp ở nước ta. Từ khi nghị quyết ra đời, công tác điều tra, truy tố, xét xử án tại các địa phương có sự tiến bộ về chất lượng, hiệu quả. Số lượng vụ án oan sai, cải sửa giảm đáng kể. Cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xử lý các vụ án. Trong quá trình tác nghiệp, đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thận trọng hơn, cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi thực hiện thủ tục tố tụng. Kết quả là tránh được những sai sót, tùy tiện khi...
Các vụ án để xảy ra oan sai là điều đáng tiếc. Song, “có sai, có sửa”, nếu bản thân những cán bộ, công chức trong ngành tư pháp có ý thức tích cực khắc phục hậu quả việc sai sót, sẽ giúp đương sự giảm bớt thiệt thòi, lấy lại niềm tin của người dân vào sự công minh của pháp luật.
Bạn đọc Trần Thu Vân (Cẩm Mỹ, Đồng Nai): Nghị quyết 388/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra đời là một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cánh tư pháp ở nước ta. Từ khi nghị quyết ra đời, công tác điều tra, truy tố, xét xử án tại các địa phương có sự tiến bộ về chất lượng, hiệu quả. Số lượng vụ án oan sai, cải sửa giảm đáng kể. Cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xử lý các vụ án. Trong quá trình tác nghiệp, đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thận trọng hơn, cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi thực hiện thủ tục tố tụng. Kết quả là tránh được những sai sót, tùy tiện khi xác minh, thu thập chứng cứ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Trình tự, thủ tục tạm giữ, tạm giam người vi phạm; áp giải, lấy lời khai đương sự; giám định, kê biên, cưỡng chế tài sản dần đi vào nền nếp. Năm 2009, sự ra đời của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả nâng cao tinh thần, thái độ xử lý công vụ từ phía đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Bạn đọc Nguyễn Hữu Hạnh (TP Quy Nhơn, Bình Định): Người dân mỗi khi bị xâm hại về tài sản, quyền lợi, sức khỏe, tinh thần đều có quyền khiếu kiện tới cơ quan pháp luật để đề nghị can thiệp, giải quyết. Nhìn chung, việc xử lý của các cơ quan công quyền bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng oan sai vẫn xảy ra ở nơi này, nơi kia. Việc làm sai có thể do trình độ, năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức, nhưng cũng có trường hợp cố tình làm sai vì trục lợi hay thiên vị, cảm tính. Khi bị làm oan sai, người dân có quyền khiếu nại để yêu cầu bồi thường. Thế nhưng, có trường hợp cá nhân làm sai, song tập thể lại phải đứng ra gánh chịu tránh nhiệm bồi thường là không hợp lý. Theo tôi, cần quy trách nhiệm đến cùng đối với cá nhân làm sai và buộc họ phải khắc phục, bồi thường thỏa đáng.
Bạn đọc Vũ Minh Hà (Hương Trà, Thừa Thiên – Huế): Thủ tục bồi thường đối với những trường hợp để xảy ra oan sai được quy định khá đầy đủ, chi tiết. Tuy vậy, kết quả triển khai thực hiện các thủ tục bồi thường nhiều khi chưa đạt như mong muốn. Một số vụ việc, cơ quan pháp luật không chấp hành nghiêm thủ tục xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có trường hợp, việc tổ chức xin lỗi công khai tại địa phương diễn ra hời hợt, hình thức; mức bồi thường thiệt hại quá thấp so quy định chung, gây thiệt thòi cho người dân. Không ít vụ việc để kéo dài quá lâu không xem xét, giải quyết bồi thường. Có cán bộ ngành tư pháp còn sơ ý làm mất mát hồ sơ hoặc cố tình tiêu hủy, tẩy sửa hồ sơ, tài liệu để trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()