LSO-Chương trình 135 giai đoạn II (CT135 GĐII) hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã thực sự phát huy được hiệu quả nhất định, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tại huyện Lộc Bình, CT135 GĐII có 7 xã và 11 thôn, bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng các chính sách từ chương trình.Nhân dân xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình mở rộng đường giao thông liên thônCó thể nói rằng, trước năm 2006, khi chưa thực hiện CT135 GĐII, cuộc sống của nhân dân các xã vùng III và các thôn bản vùng III thuộc xã vùng II nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc còn nhiều hạn chế, sản xuất không ổn định, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc đã xuống cấp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lớp học, đặc biệt là điện thắp sáng… Chỉ bấy nhiêu thôi đã thấy rằng việc Đảng và Nhà nước thực hiện CT135 GĐII tại những địa phương thực sự khó khăn như vậy đã thể hiện “ý Đảng” rất hợp...
LSO-Chương trình 135 giai đoạn II (CT135 GĐII) hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã thực sự phát huy được hiệu quả nhất định, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tại huyện Lộc Bình, CT135 GĐII có 7 xã và 11 thôn, bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng các chính sách từ chương trình.
|
Nhân dân xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình mở rộng đường giao thông liên thôn |
Có thể nói rằng, trước năm 2006, khi chưa thực hiện CT135 GĐII, cuộc sống của nhân dân các xã vùng III và các thôn bản vùng III thuộc xã vùng II nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc còn nhiều hạn chế, sản xuất không ổn định, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc đã xuống cấp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lớp học, đặc biệt là điện thắp sáng… Chỉ bấy nhiêu thôi đã thấy rằng việc Đảng và Nhà nước thực hiện CT135 GĐII tại những địa phương thực sự khó khăn như vậy đã thể hiện “ý Đảng” rất hợp với “lòng dân”. Đón nhận chính sách 135, Ban chỉ đạo của huyện đã chủ động triển khai thực hiện, giao cho các xã làm chủ đầu tư một số dự án có mức vốn trung bình khoảng 400 triệu đồng. Nói về việc thực hiện CT135 GĐII, ông Lành Văn Công, Trưởng phòng Dân tộc huyện Lộc Bình khẳng định: Chúng tôi thực hiện trên nguyên tắc dân chủ công khai có sự tham gia của người dân, đấu thầu cộng đồng với phương châm xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập. Thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các lớp đào tạo bồi dưỡng cộng đồng nhằm tuyên truyền để nhân dân các dân tộc trên địa bàn các xã vùng III hiểu, biết về chương trình từ đó thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, giai đoạn 2006-2010, tổng vốn thực hiện CT135 của huyện Lộc Bình đầu tư trên địa bàn là 49.410,02 triệu đồng, tính đến nay đã thực hiện được 49.149,75 triệu đồng, đạt 99,47%. Trong đó có 7.623 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất; 32.959 triệu đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; 1.898,52 triệu đồng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cộng đồng; 5.488,82 triệu đồng thực hiện chính sách nâng cao năng lực, cải thiện đời sống nhân dân; 1.340,68 triệu đồng dành cho thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng; 100 triệu đồng cho công tác quản lý. Đi vào đánh giá cụ thể, có thể nhận thấy dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần giúp các hộ nghèo có một số tư liệu sản xuất như cây, con giống, phân bón, máy móc nông cụ để bà con phát triển sản xuất. Do đó, đến nay cơ bản đã giải quyết được vấn đề đảm bảo lương thực cho người dân. Nhìn chung, từ khi có hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất thì năng suất lao động của nhân dân được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đang, từng bước thay thế tập quán sản xuất lạc hậu theo kiểu tự cung tự cấp của nhân dân.
Đối với hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, thủy lợi nhỏ… đã mang đến diện mạo mới, khang trang hơn cho nông thôn miền núi. Trong số các công trình được đầu tư thì giao thông nông thôn chiếm đến 30 công trình. Sở dĩ các địa phương đều tập trung phát triển giao thông nông thôn là bởi vì hầu hết các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đều có mạng lưới giao thông kém phát triển. Nhiều nơi chưa có đường ô tô đến thôn bản. Trong khi đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng đặc biệt khó khăn thì hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Và trên thực tế cho thấy thì nhu cầu lớn nhất của nhân dân vẫn là giao thông và đường điện.
Trong CT135 GĐII, việc đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng đã từng bước nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng quản lý, điều hành của cán bộ, cộng đồng; các hộ nghèo đã thay đổi cách nghĩ cách làm, hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, chủ trương, chính sách CT135, góp phần phát huy tối đa hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học sinh vùng III, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, xây dựng chuồng trại chăn nuôi… đã tạo điều kiện cho hộ nghèo từng bước vươn lên. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo của các xã thuộc diện hưởng thụ CT135 GĐII giảm từ 60,88% năm 2006 xuống còn 51,64% năm 2009. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa cao song đã cho thấy hiệu quả nhất định của CT135 GĐII tác động đến các xã đặc biệt khó khăn nơi đây. Tin tưởng và hy vọng rằng, thời gian tới, huyện Lộc Bình sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn, góp phần vào thành công chung của công cuộc giảm nghèo tại địa phương.
Thanh Huyền
Ý kiến ()