LSO-Sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 4 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 26/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, với cách làm của riêng mình Tràng Định đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng cuộc sống tại các khu dân cư.Cơ sở hạ tầng- điều kiện tiên quyết để xây dựng đời sống văn hóaLà một huyện miền núi, biên giới, có đến 18 xã vùng cao, trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), nhiều dân tộc thiểu số. Với nền kinh tế thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém, các tập tục lạc hậu vẫn là rào cản người dân tiếp cận với văn minh trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Với nhận thức, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là điện lưới, giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sạch...chính là tạo điều kiện chuyển biến nhận thức trong...
LSO-Sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 4 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 26/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, với cách làm của riêng mình Tràng Định đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng cuộc sống tại các khu dân cư.
Cơ sở hạ tầng- điều kiện tiên quyết để xây dựng đời sống văn hóa
Là một huyện miền núi, biên giới, có đến 18 xã vùng cao, trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), nhiều dân tộc thiểu số. Với nền kinh tế thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém, các tập tục lạc hậu vẫn là rào cản người dân tiếp cận với văn minh trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Với nhận thức, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là điện lưới, giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sạch…chính là tạo điều kiện chuyển biến nhận thức trong nhân dân, huy động tiềm lực trong dân để xây dựng đời sống văn hóa, Tràng Định đã kết nối các chương trình phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đặc biệt là điện khí hóa, cơ giới hóa và bê tông hóa giao thông nông thôn.
Đối với các xã biên giới, xã vùng cao và xã ĐBKK, bằng các nguồn vốn 134,135, chương trình 120… căn cứ nhu cầu của việc xây dựng các hạng mục, từng địa phương xác định ưu tiên đầu tư vào những công trình hỗ trợ cho sản xuất, cải thiện hạ tầng giao thông để tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội.
Tác dụng của đầu tư cơ sở hạ tầng là tạo “cú hích” phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông lâm công nghiệp và dịch vụ; đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất theo hướng hàng hóa để đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo. Theo hướng đó, GDP tăng bình quân 10,61% mỗi năm, lương thực bình quân đầu người từ 350kg năm 2000 lên 586 kg năm 2010; mức thu nhập quy thành tiền năm 2009 đạt 8,1 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo từ 35,4% năm 2000 xuống còn 12,65% năm 2010.
|
Chính các hoạt động tập thể đã góp phần đẩy lùi các TNXH xây dựng cơ quan văn hóa (Ảnh: Hoạt động tập thể tại Trường THPT Tràng Định |
Việc xây dựng thiết chế văn hóa được đẩy mạnh theo hướng nhà nước hỗ trợ, nhân dân tham gia. Đến hết 6 tháng đầu năm 2010, toàn huyện đã có 235/305 thôn bản khối phố có nhà văn hóa, nhà họp thôn; 5 xã có sân bãi thể thao. Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT được đẩy mạnh có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đẩy lùi các TNXH.
Kết nối các phong trào
Quán triệt sâu sắc Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo cấp huyện thường xuyên chỉ đạo các địa phương hưởng ứng mạnh mẽ phong trào, đưa phong trào vào thực chất, không chạy theo thành tích, mà chú trọng hiệu quả.
Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”chỉ mang lại lợi ích thiết thực khi nó là kết quả tổng hợp của nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động. Vì vậy, Tràng Định chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép xây dựng gia đình văn hóa, làng bản khối phố văn hóa với việc xây dựng khu dân cư an toàn, cơ quan an toàn; phòng chống ma túy, mại dâm và các TNXH; toàn dân tham gia phòng ngừa và tố giác tội phạm, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ TDTT. Trước hết là thực hiện tốt Quy chế dân chủ (nay là Pháp lệnh Dân chủ) để phát huy quyền làm chủ của người dân, đẩy mạnh khối đoàn kết toàn dân, khơi thông nguồn lực trong dân để duy trì phong trào. Song song với xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở khu dân cư, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban mặt trận khu dân cư tổ chức kiện toàn và đưa vào hoạt động có hiệu quả công tác hòa giải. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 100% khu dân cư có hương ước, quy ước đi vào cuộc sống; các tổ hòa giải đã hòa giải thành 631/878 vụ.
Trước diễn biến phức tạp về tội phạm ma túy, người sử dụng ma túy, người tái trồng cây chứa chất ma túy, việc xây dựng khu dân cư trong sạch, không có ma túy trở thành việc làm cấp bách. Với việc tuyên truyền sâu, tăng cường nắm bắt tình hình và xử lý nghiêm tội phạm ma túy, đến hết năm 2009, toàn huyện đã có 227/305 khu dân cư không có người nghiện ma túy vi phạm pháp luật; 15/23 xã, thị trấn không có TNXH.
Còn đó những khó khăn
Mặc dù các chương trình đã tập trung đầu tư, song cơ sở hạ tầng nông thôn Tràng Định vẫn còn yếu kém và bất cập, nhất là các xã vùng cao, xã ĐBKK, xã có nhiều dân tộc thiểu số. Sự yếu kém ấy đã hạn chế hiệu quả của phong trào. Vì vậy, không ngạc nhiên trong 5 chỉ tiêu mà Chỉ thị 11 đặt ra, Tràng Định chỉ hoàn thành 2 chỉ tiêu là xây dựng nhà văn hóa thôn bản và số dân tham gia luyện tập TDTT.
Tình hình tội phạm ma túy và số người nghiện chích ma túy còn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực thị trấn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chỉ tiêu thôn bản khối phố văn hóa, cơ quan văn hóa và gia đình văn hóa đạt thấp, chất lượng chưa cao, chưa bền vững.
MTTQ cần chỉ đạo sự phối hợp tốt hơn giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là đoàn thanh niên trong việc tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên không vi phạm pháp luật và các TNXH, đặc biệt là nghiện chích ma túy.
Minh Hồng
Ý kiến ()