LSO- Thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, sau 10 năm triển khai thực hiện, Hội Nông dân (ND) tỉnh đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế, tạo được niềm tin đối với hội viên thông qua công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn. Nông dân thôn Đồn Vang xã Minh Sơn (Hữu Lũng) làm giàu từ nuôi ongĐưa khoa học kỹ thuật đến gần với nông dân Ông Đinh Quang Thái, Trưởng Ban Tuyên huấn, Hội ND tỉnh cho biết: Ngay khi có Chỉ thị 59, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 03- KH/TU về triển khai thực hiện. Theo đó, đã tổ chức quán triệt đến tất cả các đảng bộ trực thuộc và các cán bộ, đảng viên; các cấp ủy đảng, chính quyền hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội ND. Xác định khoa học công nghệ là khâu đột phá để nâng cao năng suất,...
LSO- Thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, sau 10 năm triển khai thực hiện, Hội Nông dân (ND) tỉnh đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế, tạo được niềm tin đối với hội viên thông qua công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn.
Nông dân thôn Đồn Vang xã Minh Sơn (Hữu Lũng) làm giàu từ nuôi ong
Đưa khoa học kỹ thuật đến gần với nông dân
Ông Đinh Quang Thái, Trưởng Ban Tuyên huấn, Hội ND tỉnh cho biết: Ngay khi có Chỉ thị 59, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 03- KH/TU về triển khai thực hiện. Theo đó, đã tổ chức quán triệt đến tất cả các đảng bộ trực thuộc và các cán bộ, đảng viên; các cấp ủy đảng, chính quyền hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội ND.
Xác định khoa học công nghệ là khâu đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nên hội luôn quan tâm đến việc ứng dụng các biện pháp KHKT mới vào sản xuất và đóng vai trò là cầu nối trong việc đưa tiến bộ KHKT đến với người nông dân. Trong 10 năm qua, Hội ND các cấp đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao KHKT, thu hút hàng ngàn lượt hội viên nông dân tham gia. Qua đó, giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, hội phối hợp với các ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tập trung mọi nguồn lực hướng về cơ sở nhằm phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Từ đó, hội đã vận động được gần 95% số hộ nông dân toàn tỉnh sử dụng giống mới năng suất cao và tổ chức các hội nghị tọa đàm, hội nghị đầu bờ, xây dựng các mô hình điểm, mô hình đạt 50 triệu đồng/ ha… nhằm trực tiếp chuyển giao KHKT đến các hộ nông dân. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã được nông dân tích cực áp dụng, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm sức lao động, mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, đã có 70% số hộ nông dân sử dụng các loại máy cày, tuốt lúa… vào sản xuất tại gia đình. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ sinh học, đa dạng hóa cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, hình thành các vùng cây ăn quả đặc sản cũng được nông dân chọn lọc đưa vào canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như: cây na dai ở Chi Lăng, cây hồng ở Bảo Lâm (Cao Lộc), quýt ở Bắc Sơn…. đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Ông Lương Văn Oanh, nông dân xã Y Tịch (Chi Lăng) cho hay, ông là một trong những người nông dân ứng dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cây na theo phương pháp mới đem lại hiệu quả cao hơn so với tập quán canh tác cũ; từ na năm nay gia đình ông thu nhập tăng hơn chục triệu đồng so với năm trước.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân
Trong 10 năm qua, từ chỗ các chương trình hoạt động của Hội ND từng bước được đổi mới nên các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong nông dân phát huy. Hàng năm có từ 70 – 78% hộ nông dân đăng ký phấn đấu sản xuất kinh doanh giỏi. Kết quả là, số hộ nông dân được công nhận là sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp huyện trở lên tăng lên rõ rệt (năm 2000 có 7.000 hộ, đến tháng 6/2011 tăng lên gần 30.000 hộ). Nhờ đó, cái đói, cái nghèo dần bị đẩy lùi; nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp các hộ nghèo kinh nghiệm sản xuất, cách làm ăn mới, cho vay vốn, giống các loại không tính lãi để hộ nghèo có thêm việc làm, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, các cấp hội còn vận động người dân xã hội hóa giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng khu dân cư và trong tổ chức hội. Với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hội đã vận động nông dân tham gia hơn 5 triệu ngày công lao động, huy động đóng góp hàng tỷ đồng tham gia xây dựng các công trình công cộng. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Hội ND các cấp đã vận động hội viên nông dân xây dựng gia đình nông dân văn hóa, làng, xã văn hóa, xây dựng quy ước, hương ước thôn bản… Kết quả, đã có hơn 80.000 hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hóa và có gần 70.000 hộ đạt danh hiệu gia đình nông dân văn hóa. Thông qua các phong trào trên, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 28,3% ( theo tiêu chí mới).
Như vậy, có thể khẳng định, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 59 của Bộ Chính trị, phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến khá rõ nét, cuộc sống của nông dân ngày thêm ấm no hạnh phúc, bộ mặt nông thôn dần đổi mới.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()