Thực hiện chế độ thực tập và tập sự đối với lãnh đạo, quản lý
Ngày 24-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư xây dựng Đề án Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý họp phiên thứ nhất, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo.Theo tinh thần của đề cương Đề án, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải trải qua thời gian thực tập và tập sự trước khi được chính thức bổ nhiệm. Đề án được thực hiện nhằm bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đề án được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.Dự kiến đề án được triển khai thực hiện từ năm...
Theo tinh thần của đề cương Đề án, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải trải qua thời gian thực tập và tập sự trước khi được chính thức bổ nhiệm. Đề án được thực hiện nhằm bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đề án được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Dự kiến đề án được triển khai thực hiện từ năm 2014.
PV
Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho lao động nữ
Chiều 24-4, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam ký Chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2012- 2017. Theo đó, hai bên tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI; phối hợp tổ chức các hoạt động hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI.
Thời gian tới, hai bên đẩy mạnh việc xây dựng, bổ sung sửa đổi chính sách pháp luật liên quan lao động nữ, bình đẳng giới, chính sách việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tuổi về hưu, nhà ở, đời sống cho công nhân tại các khu công nghiệp… Triển khai các Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; “Giáo dục năm triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, gắn với các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
PV
Nghiên cứu mô hình tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp
Trong hai ngày 23 và 24-4, tại TP Huế (Thừa Thiên – Huế), Ủy ban Tư pháp của QH phối hợp Dự án hỗ trợ thực hiện chính sách của Ca-na-đa (CIDA) tổ chức hội thảo “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp”. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện chủ trì hội thảo.
Theo Ủy ban Tư pháp của QH, sau chín năm thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2003) đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, công tác điều tra, truy tố, xét xử đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền dân chủ, quyền con người.
Tại hội thảo, gần 20 tham luận của các vị đại biểu QH, các chuyên gia đầu ngành đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các đại biểu cho rằng, cần sửa đổi thủ tục tố tụng theo hướng loại bỏ các thủ tục tố tụng rườm rà, không cần thiết, bảo đảm dễ hiểu, thuận lợi trong áp dụng; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử trong hoạt động tố tụng hình sự.
Theo Nhandan
Ý kiến ()