Toàn huyện hiện có 247 tổ tiết kiệm và vay vốn/188 thôn, bản đều hoạt động có chất lượng; không có lãi tồn đọng hàng tháng; không có nợ quá hạn (trừ khó khăn chung là nợ chương trình xuất khẩu lao động do người lao động không có việc, về nước trước thời hạn). Đặc biệt là từ các cách làm: phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức hội nhận ủy thác vốn, tuyên truyền tích cực và không ngừng kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo đạt rất cao so với các huyện khác, đến nay, số dư huy động đạt trên 1,2 tỷ đồng, với 246 tổ tham gia huy động. Số dư huy động đó đã tạo thêm vốn dồi dào cho vay hộ nghèo trong năm 2011.
LSO-Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Quan đã không ngừng nỗ lực, thực hiện tốt các biện pháp từ giải ngân cho vay đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ở cơ sở.
Vì vậy, mặc dù là một huyện nghèo nhưng Văn Quan luôn là địa phương đi đầu trong thực hiện tốt các chương trình tín dụng vốn ưu đãi của Chính phủ. Nguồn vốn đó đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn thoát nghèo và ổn định đời sống.
|
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Văn Quan giải ngân vốn tại xã Tri Lễ |
Đến nay 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Quan đều đã có điểm giao dịch tại xã. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giải ngân, thu nợ, thu lãi… đều được thực hiện ngay tại các điểm giao dịch theo lịch cố định. Chỉ có một số người dân do bận việc, hoặc do ở quá xa trung tâm xã khi trời mưa, đường đi khó khăn không thể đến giao dịch đúng ngày được thì mới đến trụ sở Ngân hàng huyện.
Huyện vừa được cấp thêm nguồn vốn hơn 11 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, học sinh sinh viên và nhà ở, nên thời điểm này cán bộ đang rất bận rộn để tuyên truyền, giải ngân kịp thời nguồn vốn đó tới người dân. Đó là câu trả lời của bà Nguyễn Thị Mai Sao, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện khi chúng tôi hỏi sao hôm nay trụ sở vắng cán bộ, vắng khách hàng thế? Trước khi giải ngân các chương trình vốn, bao giờ ngân hàng cũng thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách vốn, kế hoạch giải ngân nguồn vốn.
Các nội dung như: hướng dẫn thủ tục vay, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, trách nhiệm trả nợ, trả lãi… đều được ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Ngoài tuyên truyền lồng ghép về các chương trình vốn, các tổ chức hội còn đặc biệt quan tâm công tác tập huấn, nâng cao kiến thức khoa học kĩ thuật. Từ đó, người dân nắm được chủ trương, chính sách, nắm được cách đầu tư vốn nuôi con gì, trồng cây gì và chủ vay vốn đầu tư phát triển kinh tế.
Bà Sao cho biết thêm: Để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt mục tiêu của chương trình vốn là đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ đời sống của người dân… thì song song với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, khâu quản lý vốn phải được thực hiện tốt ngay từ cơ sở. Các tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò rất quan trọng, giúp Ngân hàng theo dõi quá trình sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, thu lãi hàng tháng…
Do đó, để quản lý nguồn vốn, thì bản thân các tổ đó phải hoạt động tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Xác định rõ như vậy, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn tích cực tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ. Qua rà soát, nếu tổ nào hoạt động quá yếu kém, tổ trưởng không có trách nhiệm và năng lực yếu, Ngân hàng và các tổ chức hội thực hiện biện pháp thay tổ trưởng mới và củng cố, kiện toàn lại ngay.
Toàn huyện hiện có 247 tổ tiết kiệm và vay vốn/188 thôn, bản đều hoạt động có chất lượng; không có lãi tồn đọng hàng tháng; không có nợ quá hạn (trừ khó khăn chung là nợ chương trình xuất khẩu lao động do người lao động không có việc, về nước trước thời hạn). Đặc biệt là từ các cách làm: phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức hội nhận ủy thác vốn, tuyên truyền tích cực và không ngừng kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo đạt rất cao so với các huyện khác, đến nay, số dư huy động đạt trên 1,2 tỷ đồng, với 246 tổ tham gia huy động. Số dư huy động đó đã tạo thêm vốn dồi dào cho vay hộ nghèo trong năm 2011.
Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn hơn 150 tỷ đồng, trong đó, dư nợ hộ nghèo chiếm trên 60 tỷ đồng. Từ sử dụng vốn trong phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, trồng rừng…, hàng nghìn hộ dân được tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo. Phát huy hiệu quả đó, trong những tháng cuối năm, Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình vốn, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Lâm Như
Ý kiến ()