Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm lại xuất hiện ở nhiều địa phương với số lượng gia cầm chết lên tới hàng chục nghìn con. Hiện, cả nước đã ghi nhận một số người mắc cúm A (H5N1).Điều đáng lo ngại là ở một số huyện, thành phố có hiện tượng gia cầm nhiễm vi-rút cúm A (H5N1), nhưng do biểu hiện không rõ ràng, gây khó khăn cho việc giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch. Các nhà chuyên môn cho biết, vi-rút cúm A (H5N1) có độc cực mạnh, có tính biến dạng và có thể kết hợp với các loại vi-rút khác sinh ra đại dịch. Vì vậy, chỉ cần vài con gia cầm mắc bệnh thì đàn gia cầm sẽ mau chóng bị bệnh. Các địa phương cần chỉ đạo đơn vị chức năng phát hiện kịp thời dịch bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch. Đồng thời, huy động lực lượng thú y, quản lý thị trường của địa phương tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến,...
Sau một thời gian tạm lắng, gần đây, dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm lại xuất hiện ở nhiều địa phương với số lượng gia cầm chết lên tới hàng chục nghìn con. Hiện, cả nước đã ghi nhận một số người mắc cúm A (H5N1).
Điều đáng lo ngại là ở một số huyện, thành phố có hiện tượng gia cầm nhiễm vi-rút cúm A (H5N1), nhưng do biểu hiện không rõ ràng, gây khó khăn cho việc giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch. Các nhà chuyên môn cho biết, vi-rút cúm A (H5N1) có độc cực mạnh, có tính biến dạng và có thể kết hợp với các loại vi-rút khác sinh ra đại dịch. Vì vậy, chỉ cần vài con gia cầm mắc bệnh thì đàn gia cầm sẽ mau chóng bị bệnh. Các địa phương cần chỉ đạo đơn vị chức năng phát hiện kịp thời dịch bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch. Đồng thời, huy động lực lượng thú y, quản lý thị trường của địa phương tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ. Kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, tăng cường thông tin cho người chăn nuôi, chỉ đạo tốt việc tiêu độc, khử trùng chuồng trại, phát hiện và xử lý sớm gia cầm ốm, chết, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài.
Không chỉ riêng dịch cúm gia cầm mà cần đối phó tất cả các bệnh trên vật nuôi có liên quan như tụ huyết trùng, dịch tả, bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh. Tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và có các biện pháp phòng, chống đến hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Khuyến cáo người chăn nuôi phải có trách nhiệm tiêm phòng đủ liều trên đàn vật nuôi của mình. Khi phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay với cơ quan thú y địa phương để kịp thời ngăn chặn, dập dịch, không để phát tán ra diện rộng. Với mọi người, khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở và có những yếu tố dịch tễ liên quan dịch cúm gia cầm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Theo Nhandan
Ý kiến ()