LSO-Trong giai đoạn 2003-2010, thực hiện Chuẩn QG về y tế xã theo Quyết định 370, ngày 7/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, y tế cơ sở ở tỉnh ta đã có bước chuyển biến quan trọng với 214 xã, thị trấn đạt chuẩn (chiếm 94,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh), góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Đông đảo ĐVTN Lạng Sơn làm thủ tục tham gia hiến máu nhân đạo - Ảnh: Hoàng VươngVượt qua nhiều khó khăn, chúng ta đã đạt được những tiêu chí cơ bản của chuẩn QG y tế xã giai đoạn 2001-2010. Đến nay, đã “xóa” nhà trạm tranh tre tạm bợ, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 82,7%, tỷ lệ xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đạt 100% và 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Công tác sơ cấp cứu, điều trị theo tuyến, chăm sóc sức khỏe ban đầu, vệ sinh phòng dịch có nhiều tiến bộ. Công tác KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt được nhiều thanh tựu nổi bật. Tỷ...
LSO-Trong giai đoạn 2003-2010, thực hiện Chuẩn QG về y tế xã theo Quyết định 370, ngày 7/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, y tế cơ sở ở tỉnh ta đã có bước chuyển biến quan trọng với 214 xã, thị trấn đạt chuẩn (chiếm 94,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh), góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Đông đảo ĐVTN Lạng Sơn làm thủ tục tham gia hiến máu nhân đạo – Ảnh: Hoàng Vương
Vượt qua nhiều khó khăn, chúng ta đã đạt được những tiêu chí cơ bản của chuẩn QG y tế xã giai đoạn 2001-2010. Đến nay, đã “xóa” nhà trạm tranh tre tạm bợ, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 82,7%, tỷ lệ xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đạt 100% và 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Công tác sơ cấp cứu, điều trị theo tuyến, chăm sóc sức khỏe ban đầu, vệ sinh phòng dịch có nhiều tiến bộ. Công tác KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt được nhiều thanh tựu nổi bật. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các BPTT hiện đại đã đạt trên 80%, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Đó là thuận lợi rất cơ bản để tỉnh ta bước vào thực hiện tiêu chí QG về y tế xã giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 3447, ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế.
Nếu so sánh các tiêu chí về chuẩn QG y tế xã giai đoạn 2001-2010 với bộ tiêu chí mới, có thể thấy rằng, các tiêu chí trong giai đoạn mới cơ bản vẫn dựa trên bộ tiêu chí cũ và nâng cao một bước về chất lượng hoạt động trong công tác chỉ đạo điều hành, yêu cầu về nâng cao nguồn nhân lực và nhất là cơ sở hạ tầng trạm y tế cũng như trang thiết bị y tế. Về cơ sở hạ tầng, nếu tiêu chí giai đoạn trước đây yêu cầu cơ sở hạ tầng trạm y tế xã có khối nhà chính với diện tích tối thiểu 90m2 trở lên, thì bộ tiêu chí lần này quy định khối nhà chính của trạm ở khu vực thành thị tối thiểu phải đạt 150m2 trở lên, đối với nông thôn, miền núi phải đạt từ 250m2 trở lên.
Quả thật, có đi đến các trạm y tế xã mới thấy sự chật chội của nó. Trạm y tế xã Hữu Lân (Lộc Bình) tuy đạt cấp công trình là cấp 3, song bố trí các phòng bên trong rất chật chội. Toàn khu nhà chính được phân chia thành 5 phòng ( kể cả gian ngoài cùng để đón tiếp bệnh nhân). Là một xã vùng cao, xa trung tâm y tế huyện, yêu cầu phải có phòng lưu trú bệnh nhân, vì vậy phải xây thêm vài phòng tạm để kê giường bệnh, nhà kho và bố trí phòng trực cho cán bộ trạm. Các cán bộ thầy thuốc ở đây nói rằng, một nhà trạm vừa chật chội, vừa xuống cấp như thế, việc phấn đấu và giữ chuẩn rất khó khăn. Tồi tàn hơn, trạm y tế xã Công Sơn (Cao Lộc) nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã nhỏ xíu như chiếc hộp, các cán bộ y tế trực phải ở trong những căn phòng sập sệ, ẩm thấp, không đảm bảo cho những sinh hoạt tối thiểu của người trực, chưa nói khi có bệnh nhân cần lưu trú thì cán bộ trạm không biết nên làm thế nào. Tuy chuẩn y tế QG giai đoạn trước yêu cầu mỗi trạm phải có từ 8-9 phòng chức năng chính như phòng tuyên truyền tư vấn, đón tiếp và quầy thuốc, khám bệnh và sơ cứu, dịch vụ KHHGĐ, đỡ đẻ, sau đẻ, lưu bệnh nhân, tiệt trùng… Song hầu như các nhà trạm chỉ có từ 4-5 phòng. Bên cạnh đó, khối phụ trợ và hệ thống kỹ thuật hạ tầng, như nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh, điện, nước sinh hoạt, điện thoại… vài năm gần đây mới được đầu tư, song vẫn chưa đồng bộ và thiếu ổn định. Vì vậy, không ngạc nhiên khi chấm điểm, hầu hết các xã đều không đạt điểm tối đa về cơ sở vật chất. Nay theo tiêu chí mới, yêu cầu tối thiểu trạm xá khu vực nông thôn phải có 10 phòng chức năng trở lên và có đầy đủ khối phụ trợ và kỹ thuật hạ tầng, nên có thể coi đây là một thách thức lớn đối với các địa phương. Về trang thiết bị, giai đoạn trước đây, các trạm y tế xã chỉ được trang bị dụng cụ khám chữa bệnh và sơ cứu thông thường. Có một số trạm được trang bị máy ký rung, máy hỗ trợ sơ sinh; tuy nhiên công suất sử dụng cũng chưa cao. Nay theo quy định, trạm y tế xã có ít nhất 2 trong số các trang thiết bị như máy điện tim, máy siêu âm đen trắng xách tay, máy đo đường huyết; cùng với đó là có cán bộ đã có chứng chỉ hoặc chứng nhận được tập huấn sử dụng máy siêu âm. Bác sĩ Nông Thị Thành, Trưởng trạm y tế xã Yên Sơn (Hữu Lũng) rất mong được cấp các loại máy móc theo tuyến kỹ thuật để trạm có thể chăm sóc và điều trị cho gần 2500 người dân, trong đó có 1700 người thuộc diện BHYT. Một điểm quan trọng trong bộ tiêu chí mới đòi hỏi công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu QG về y tế. Về tiêu chí này, từ trước đến nay các xã đã có nhiều cố gắng, song có đạt được tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh, có nhà tiêu hợp vệ sinh hay không lại phụ thuộc vào các chương trình khác. Về công tác quản lý vệ sinh ATTP và các bệnh xã hội, nhiều địa phương chưa thật quan tâm và có tư tưởng khoán trắng cho trạm y tế, trong khi nhân lực của trạm vẫn thiếu và phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc.
Cán bộ trạm Y tế xã Yên Sơn, (Hữu Lũng) khám bệnh cho người cao tuổi
Phải nói rằng, kết thúc giai đoạn thực hiện chuẩn QG về y tế xã giai đoạn 2001-2010, y tế cơ sở tỉnh ta đã có những bước tiến mới, đủ khả năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám và điều trị BHYT theo tuyến kỹ thuật. Nhiều trạm y tế được xây dựng khá khang trang, cơ sở hạ tầng ngày càng đầy đủ. Đây chính là “hành trang” để chúng ta bước vào giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện Bộ tiêu chí QG về y tế xã 2011-2020, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở.
Trần Kim
Ý kiến ()