LSO-Năm 2011, tổng kim ngạch XNK tăng 142% với với cùng kỳ năm 2010, đặc biệt hoạt động xuất khẩu qua địa bàn tăng tới 230%. Kết quả này đã khẳng định cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động XNK qua Lạng Sơn đã và đang đi đúng hướng. Và hướng đi này đã và đang tạo dựng một thế và lực mới cho khu kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn. Lạng Sơn đang mở rộng hoạt động XNK tại cặp chợ đường biênTheo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn năm 2011 đạt 2.250 triệu USD, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ năm 2010. Thu ngân sách nhà nước thông qua hoạt động tại các cửa khẩu đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ, số thu này chiếm hơn 60% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Con số biết nói trên đã khẳng định tầm quan trọng của kinh tế cửa khẩu của tỉnh. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Cùng với tiến trình...
LSO-Năm 2011, tổng kim ngạch XNK tăng 142% với với cùng kỳ năm 2010, đặc biệt hoạt động xuất khẩu qua địa bàn tăng tới 230%. Kết quả này đã khẳng định cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động XNK qua Lạng Sơn đã và đang đi đúng hướng. Và hướng đi này đã và đang tạo dựng một thế và lực mới cho khu kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn.
Lạng Sơn đang mở rộng hoạt động XNK tại cặp chợ đường biên
Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn năm 2011 đạt 2.250 triệu USD, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ năm 2010. Thu ngân sách nhà nước thông qua hoạt động tại các cửa khẩu đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ, số thu này chiếm hơn 60% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Con số biết nói trên đã khẳng định tầm quan trọng của kinh tế cửa khẩu của tỉnh.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Cùng với tiến trình của đất nước trên con đường phát triển đi lên CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hiện Lạng Sơn đang trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ mũi nhọn của khu vực. Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Công Trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết: Nhìn lại quá khứ, Quyết định 748/QĐ-TTg ngày 11-9-1997 của Thủ tướng Chỉnh phủ và Quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19-4-2001 về việc áp dụng một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu vực cửa khẩu Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh và các xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Bảo Lâm đã mang lại luồng “sinh khí mới” cho khu vực kinh tế cửa khẩu, tạo đà để khu vực này “trỗi dậy”. Từ khi thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg và Quyết định 53/QĐ-TTg, khu vực kinh tế cửa khẩu đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch đã phát triển hơn từ khi thực hiện chính sách mở cửa, thông thương biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hiệu quả từ chính sách mở cửa đã thấy rõ. Đáng mừng hơn, ngày 28/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/2008/QĐ- TTg phê duyệt đề án xây dựng khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn (KKTCK); Quyết định số 138/2008/QĐ- TTg ngày 14/10/ 2008 về thành lập và ban hành qui chế hoạt động cuả KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn; Quyết định số 1601/QĐ- TTg ngày 7/11/2008 về việc thành lập Ban quản lý KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. Mục tiêu chính là xây dựng và phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành một KKT động lực chủ đạo, cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây có thể coi là bước đệm vững chắc để Lạng Sơn càng khẳng định hơn nữa thế mạnh về kinh tế cửa khẩu. Tuy vậy, trên thực tế, việc triển khai chính sách với khu kinh tế cửa khẩu đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế. Đó là hoạt động thương mại – dịch vụ, du lịch trong khu kinh tế cửa khẩu chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường trong nước và thị trường Trung Quốc. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, sức cạnh tranh kém, dễ bị đối tác ép giá. Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực biên giới còn nhiều điểm không tương đồng.
|
Hải quan Lạng Sơn đẩy mạnh CCHC để thu hút doanh nghiệp hoạt động XNK qua địa bàn |
Để phát huy thế mạnh của khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới, vừa qua tại hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng chí Phùng Thanh Kiểm, Ủy viên TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo: tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh… để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhằm từng bước khẳng định thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, chúng ta cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các hoạt động XNK qua địa bàn… Sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trong hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh cuối năm 2011 đã khẳng định: Lạng Sơn đang hướng đến mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Hướng đi này càng đúng và trúng khi Bộ Thương mại đang sửa đổi, ban hành cụ thể cơ chế, chính sách quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Việt – Trung. Đặc biệt, với loại hình kinh doanh tiểu ngạch, chúng ta đang thiết lập môi trường thông thoáng như: mở thêm các điểm chợ biên giới, thanh toán qua ngân hàng, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Những thành tựu bước đầu trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã khẳng định Lạng Sơn đang đi đúng hướng. Với việc xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, kinh tế cửa khẩu sẽ phát huy vai trò nhân tố trung tâm, khu kinh tế năng động, tạo động lực phát triển các khu vực kinh tế khác. Đó là con đường để Lạng Sơn khai thác tiềm năng, lợi thế có tính bền vững và tính chiến lược lâu dài khi tham gia giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng đối với công tác thúc đẩy hoạt động XNK, năm 2012 vẫn sẽ là hướng đi mũi nhọn nhằm tăng thu ngân sách cho địa phương.
Trí Dũng
Ý kiến ()