Ông Hoàng Ngọc Biên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công cho biết: công tác hỗ trợ cho các hợp tác xã sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn được Trung tâm đặc biệt chú trọng. Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm Khuyến công đã triển khai 20 đề án xây dựng mô hình trình diễn; 11 đề án hỗ trợ máy móc thiết bị; 6 đề án hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn…Những hoạt động đó đã giúp các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn mở rộng được hoạt động và tạo việc làm cho gần 2.000 lao động. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, việc hỗ trợ các hợp tác xã, các cơ sở công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương thức sản xuất ở khu vực này. Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến công, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động khuyến công là vẫn tiếp tục ưu tiên kinh phí để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có năng lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất làm mô hình trình diễn quy trình sản xuất mới để phổ biến, nhân rộng. Đồng thời tăng cường chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác vẫn tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn gắn với việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng các dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi. Qua đó thúc đẩy hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở khu vực nông thôn.
LSO-Không chỉ tổ chức các lớp đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho cán bộ các hợp tác xã, những năm qua, Trung tâm Khuyến công còn trực tiếp tư vấn, hỗ trợ thiết bị cho các hợp tác xã mở rộng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở khu vực nông thôn.
Lắp đặt và hiệu chỉnh máy đóng gói phân bón do
Trung tâm Khuyến công hỗ trợ tại Hợp tác xã Đoàn Kết
Ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất rượu hoa quả và cung ứng các dịch vụ vật tư nông nghiệp, từ năm 2008, Hợp tác xã dịch vụ NN&PTNT Đoàn Kết, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng đã tính tới phương án mở rộng sản xuất. Ông Phan Tiến Dũng, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết: hướng mở rộng được xác định là sản xuất phân bón, tuy nhiên với quy mô, điều kiện của hợp tác xã lúc đó sẽ rất khó để có thể thực hiện được việc này, bởi ngoài nhà, xưởng, thì còn cần rất nhiều các yếu tố khác như máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ…Chắp cánh cho hướng đi của hợp tác xã, đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến công đã hỗ trợ Hợp tác xã Đoàn Kết một chiếc máy đóng gói tự động với trị giá 60 triệu đồng. Kết hợp với việc hoàn tất các thủ tục về sản xuất theo quy định, tháng 5/2012, sản phẩm phân bón lá vi lượng “3 tốt” đã xuất xưởng những mẻ đầu tiên. Cái nhìn thấy ngay trước mắt là nhân dân trong vùng na sẽ có thêm sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý để lựa chọn.
Cũng giống như Hợp tác xã Đoàn Kết, trong năm 2010, Hợp tác xã Thăng Long, huyện Tràng Định đã được hỗ trợ chuyển giao máy móc, thiết bị sấy nấm với trị giá 40 triệu đồng. Nếu so số kinh phí hỗ trợ với tổng kinh phí cả dây chuyền là 650 triệu đồng, thì số hỗ trợ chưa phải là lớn, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với các hợp tác xã sản xuất. Đi kèm với hỗ trợ thiết bị là chuyển giao khoa học công nghệ, tự vấn, định hướng phát triển. Ông Mã Nông Huân, quyền Trưởng Phòng Công nghiệp, Trung tâm Khuyến công cho biết: từ năm 2008 đến nay, Trung tâm Khuyến công đã tổ chức hỗ trợ các thiết bị sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, dạy nghề cho nhiều hợp tác xã trong toàn tỉnh; có thể kể đến như xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến gỗ bóc cho hợp tác xã chế biến lâm sản 1/5, huyện Tràng Định; đào tạo nghề thêu ren cho các xã viên của hợp tác xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng… Các hợp tác xã đã nắm bắt và phát huy có hiệu quả từ nguồn hỗ trợ.
Ông Hoàng Ngọc Biên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công cho biết: công tác hỗ trợ cho các hợp tác xã sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn được Trung tâm đặc biệt chú trọng. Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm Khuyến công đã triển khai 20 đề án xây dựng mô hình trình diễn; 11 đề án hỗ trợ máy móc thiết bị; 6 đề án hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn…Những hoạt động đó đã giúp các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn mở rộng được hoạt động và tạo việc làm cho gần 2.000 lao động. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, việc hỗ trợ các hợp tác xã, các cơ sở công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương thức sản xuất ở khu vực này. Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến công, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động khuyến công là vẫn tiếp tục ưu tiên kinh phí để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có năng lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất làm mô hình trình diễn quy trình sản xuất mới để phổ biến, nhân rộng. Đồng thời tăng cường chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác vẫn tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn gắn với việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng các dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi. Qua đó thúc đẩy hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở khu vực nông thôn.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()