Sau hai năm thực hiện Kết luận 48-KL/T.Ư của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và 13 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/T.U của Tỉnh ủy về định hướng phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, có bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện; đang trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền trung và cả nước; tạo thêm thế và lực mới, tiền đề quan trọng để xây dựng, phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới. Chùa Thiên Mụ (Huế).Trong năm năm (2005 - 2010), Thừa Thiên - Huế có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, bình quân đạt hơn 12%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt hơn 1.150 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách tăng từ 500 tỷ đồng (năm 2000) lên hơn 3.000...
Sau hai năm thực hiện Kết luận 48-KL/T.Ư của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và 13 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/T.U của Tỉnh ủy về định hướng phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên – Huế luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, có bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện; đang trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền trung và cả nước; tạo thêm thế và lực mới, tiền đề quan trọng để xây dựng, phát triển Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.
Chùa Thiên Mụ (Huế).
Trong năm năm (2005 – 2010), Thừa Thiên – Huế có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, bình quân đạt hơn 12%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt hơn 1.150 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách tăng từ 500 tỷ đồng (năm 2000) lên hơn 3.000 tỷ đồng (năm 2010). Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều thành tựu. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều bước tiến quan trọng. Bệnh viện Trung ương Huế – Bệnh viện hạng đặc biệt, cùng với Trường đại học Y Dược Huế, hệ thống bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh làm nòng cốt để xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu. Khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển, từng bước hình thành trung tâm khoa học – công nghệ của cả nước. Các thiết chế văn hóa được nâng cấp, xây mới. Thành công các kỳ Festival Huế đã góp phần phát huy vị thế của văn hóa Việt Nam và bản sắc văn hóa Huế. An sinh xã hội được bảo đảm. Tỉnh đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm cho nhân dân hai huyện miền núi, chương trình tái định cư dân vùng lòng hồ, đầm phá, nhất là dân vạn đò sông Hương. Đây là một nỗ lực lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của Đảng hộ và nhân dân…
Tuy vậy, trong quá trình phát triển, Thừa Thiên – Huế vẫn còn một số hạn chế: Công tác quy hoạch vẫn còn chậm, lúng túng. Kết cấu hạ tầng tuy được tập trung đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chưa phát huy mạnh tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh; chưa huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư phát triển đô thị… Thu ngân sách của tỉnh hằng năm vẫn còn thấp. Nguồn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị vượt ngoài khả năng cân đối của tỉnh; nguồn hỗ trợ của Trung ương chưa đáp ứng. Đây là khó khăn lớn trong việc hoàn thành các chương trình, đề án để bảo đảm các tiêu chí đô thị loại I. Nhiều chương trình, đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa bố trí nguồn lực để triển khai.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Thừa Thiên-Huế ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh và bền vững, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh là tập trung phát triển đô thị. Đô thị Thừa Thiên-Huế hàm chứa sự đa dạng về địa hình – sông núi, gò đồi, đầm phá, biển và cảnh quan thiên nhiên phong phú. Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hình thành phát triển theo chùm đô thị, đô thị động lực và đô thị mới; trong đó TP Huế là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân. Để xứng tầm là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân, thì tỉnh phải có một không gian hợp lý để phát triển theo trục sông Hương từ Bình Điền đến Thuận An và mở cửa ra biển. Trung tâm cảnh quan Huế chính là sông Hương. Đô thị Thừa Thiên-Huế đang được xây dựng và phát triển, theo hướng: Thành phố vườn, đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường. Đây là giải pháp phát triển tốt nhất, vừa bảo đảm sự cân bằng về mặt sinh thái lại mang tính bền vững cao; hiện đại mà vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống, có sắc thái riêng của một vùng đất văn hiến và văn hóa đặc sắc. Thành phố vườn, đô thị sinh thái gắn kết với phát triển nông thôn ven đô; gắn bó hài hòa và phát triển bền vững giữa đô thị với việc phát triển các vùng nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; những làng nghề mang đặc thù về một Thừa Thiên – Huế giàu đẹp. Trong đó, tập trung điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thừa Thiên – Huế theo hướng thành phố cả tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô thị Huế, đô thị Thuận An mở rộng và quy hoạch chung xây dựng các thị trấn. Đẩy nhanh tiến độ hình thành cụm đô thị động lực:
Huế – Tứ Hạ – Phú Bài – Thuận An – Bình Điền và chín đô thị mới gồm: đô thị loại III Chân Mây – Lăng Cô và các đô thị loại V (Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thủy Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân); xây dựng đô thị A Lưới mở rộng đến năm 2020 và định hướng đến 2030; điều chỉnh các quy hoạch ngành phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020. Hoàn chỉnh đề án thành lập thị xã Hương Trà để trình Chính phủ vào cuối năm 2011. Lập các đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên – Huế là đô thị loại I; Đề án thành lập đô thị Thừa Thiên – Huế là đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thừa Thiên – Huế đang trên bước đường xây dựng, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là khát vọng chân chính lớn lao của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên – Huế, cũng là ước nguyện chung của đồng bào miền trung, đồng bào cả nước về một Thừa Thiên – Huế anh hùng và ngày càng phát triển giàu đẹp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()