Thừa Thiên - Huế nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đào tạo nghề cho thanh niên ở Thừa Thiên Huế. Bình Phước đề ra nhiều giải pháp bảo vệ môi trườngMục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Thừa Thiên - Huế là nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế của tỉnh. Trong năm năm tới, tỉnh phấn đấu thành lập thêm ba nghìn DNNVV, tạo việc làm cho khoảng 25 nghìn người; đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 17,5% tổng đầu tư xã hội. DNNVV đóng góp 54,1% GDP và 26,9% tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh.Để đạt mục tiêu nêu trên, Thừa Thiên - Huế xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp, như: Có các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn tài chính phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất. Có cơ chế ưu đãi về tiền thuê sử dụng đất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp...
|
Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Thừa Thiên – Huế là nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế của tỉnh. Trong năm năm tới, tỉnh phấn đấu thành lập thêm ba nghìn DNNVV, tạo việc làm cho khoảng 25 nghìn người; đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 17,5% tổng đầu tư xã hội. DNNVV đóng góp 54,1% GDP và 26,9% tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh.
Để đạt mục tiêu nêu trên, Thừa Thiên – Huế xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp, như: Có các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn tài chính phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất. Có cơ chế ưu đãi về tiền thuê sử dụng đất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; trợ giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao. Để thực hiện các giải pháp này, tỉnh dự kiến huy động 3,5 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Tỉnh Bình Phước vừa triển khai xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2012, với các mục tiêu: Đạt 20% tỷ lệ che phủ rừng, 85% dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch và đối với khu vực đô thị là 90%, 80% tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, 35% tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quy định. Để triển khai kế hoạch có hiệu quả, Bình Phước thực hiện hạn chế tối đa các nguồn ô nhiễm môi trường thải ra lưu vực hệ thống sông; xử lý nghiêm các cơ s ởgây ô nhiễm môi trường; duy trì thường xuyên việc nạo vét các công trình, cải tạo kênh, mương; xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phục hồi sinh thái lưu vực sông Đồng Nai; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ s ởdữ liệu về quản lý môi trường và xây dựng cơ s ởdữ liệu về chất lượng môi trường nước lưu vực ởcác sông Đồng Nai, Sài Gòn, sông Bé; tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn,…
Theo Nhandan
Ý kiến ()