Thủ tướng phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015
Ngày 2/10, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015, với tổng nhu cầu vốn là 930 tỷ đồng.Phấn đấu giảm ít nhất 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng. Ảnh minh họa: Hoàng HàMục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng, tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải; hoạt động dịch vụ, hộ gia đình; phổ biến phương tiện, thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.Thông qua các hoạt động của Chương trình nhằm đạt được mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng tính chung cho cả nước và cho riêng từng lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; góp phần giảm đầu tư cho phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo...
Ngày 2/10, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015, với tổng nhu cầu vốn là 930 tỷ đồng.
Phấn đấu giảm ít nhất 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều |
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng, tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải; hoạt động dịch vụ, hộ gia đình; phổ biến phương tiện, thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
Thông qua các hoạt động của Chương trình nhằm đạt được mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng tính chung cho cả nước và cho riêng từng lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế – xã hội; góp phần giảm đầu tư cho phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường; khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Về những mục tiêu cụ thể, Chương trình phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 5 – 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn 2012 – 2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương đương từ 11 triệu TOE (tấn dầu tương đương) đến 17 triệu TOE trong giai đoạn 2012 – 2015.
Hình thành mạng lưới thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng ở các cấp trung ương và địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến đại bộ phận người dân, các cơ quan, công sở; xây dựng ý thức thực hiện thường xuyên sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
Đồng thời, áp dụng các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; đạt mức giảm ít nhất 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng, trong đó: Ngành xi măng giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 1 tấn xi măng từ 97 kgOE năm 2011 xuống còn 87 kgOE vào năm 2015. Ngành thép giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 1 tấn thép thành phần từ mức 179kgOE năm 2011 xuống còn 160 kgOE năm 2015. Ngành dệt may giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 1 tấn sợi năm 2011 là 773 kgOE xuống còn 695 kgOE vào năm 2015.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống trong giao thông vận tại. Phấn đấu đến năm 2015 vận tải hành khách công cộng đáp ứng được từ 10-15% nhu cầu đi lại tại các đô thị lớn.
Một trong các giải pháp chính cần tập trung thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu trên, đó là giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo. Theo đó, thực hiện việc đầu tư có chọn lọc trong việc tăng cường năng lực cho các tổ chức tư vấn thiết kế, thử nghiệm, kiểm toán năng lượng; đầu tư cho việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, đặc biệt cho các địa phương và doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;…
Ngoài ra, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các tổ chức tư vấn, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, gửi đoàn khảo sát đi nước ngoài, tư vấn xây dựng các phòng thử nghiệm hợp chuẩn…
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()