Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thiết lập mạng an sinh xã hội bền vững cho Ðông Á và ASEAN
Ngày 26-10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu kinh tế Đông-Nam Á và Đông Á (ERIA), Trung tâm châu Á tầm nhìn thế kỷ 21 (Đại học Ha-vớt) phối hợp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo "Sự phát triển xã hội ASEAN và xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội bền vững" với sự tham dự của Tổng Thư ký ASEAN Xu-rin Pít-xu-văn và hơn 200 học giả nổi tiếng trong nước và ngoài nước.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến khai mạc hội thảo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng trên toàn thế giới. Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc thiết lập một mạng an sinh xã hội bền vững đang là vấn đề cấp bách tại Đông Á và ASEAN. Những tác động tiêu...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến khai mạc hội thảo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng trên toàn thế giới. Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc thiết lập một mạng an sinh xã hội bền vững đang là vấn đề cấp bách tại Đông Á và ASEAN. Những tác động tiêu cực về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng vừa qua, cùng với tình trạng đói nghèo hiện nay, sự gia tăng của nhóm dân cư có mức thu nhập trung bình đang đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý cả ở vĩ mô và vi mô, cả ở tầm quốc gia và khu vực. Mặt khác, yêu cầu phát triển bền vững còn đòi hỏi phải xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng, lương thực, môi trường và các lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác. Quyết tâm và nỗ lực cải cách của mỗi nền kinh tế là vô cùng thiết yếu, song chưa đủ. Các quốc gia cần phối hợp chính sách, tăng cường hợp tác, liên kết cả ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Vai trò và trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân cũng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững.
Thủ tướng đánh giá cao chủ đề cuộc hội thảo, rất thiết thực đối với Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khái quát thành tựu kinh tế – xã hội Việt Nam đạt được trong 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, như kinh tế tăng trưởng cao 7 – 8% liên tục trong nhiều năm; thu nhập trung bình đầu người từ mức dưới 100 USD vào năm 1990 đã tăng lên khoảng 1.160 USD năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ khoảng 70% vào cuối những năm 1980 xuống còn khoảng 10% năm 2010. Thủ tướng cũng thông báo: Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững cả về kinh tế – xã hội, cùng các khâu đột phá là cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời chú trọng các vấn đề an sinh xã hội, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững… Thủ tướng tin tưởng, hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách đến từ các nước ASEAN, Đông Á và Hoa Kỳ trao đổi cởi mở và thẳng thắn về các chủ đề nêu trên và qua đó đóng góp thiết thực cho việc nâng cao nhận thức, đề xuất những giải pháp và chính sách cụ thể về các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, thiết lập mạng an sinh xã hội bền vững cho Đông Á và ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Hội thảo diễn ra với bốn phiên thảo luận: Phân tích thực trạng kinh tế thế giới từ phía cầu; Sự tăng lên của bộ phận dân số có thu nhập trung bình ở châu Á; Mạng lưới an sinh xã hội và những giá trị trong xã hội châu Á; Những vấn đề an sinh xã hội khác: Phản ứng chính sách với thảm họa thiên nhiên, an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu. Những chủ đề như: Châu Á nổi lên là khu vực có thu nhập trung bình; Sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở ASEAN và Đông Á; Bảo trợ xã hội ở Đông Á: hiện trạng, thách thức và định hướng cải cách… cũng được các đại biểu tập trung thảo luận.
Theo Nhandan
Ý kiến ()