Thu phí tài nguyên hợp lý góp phần tăng thu ngân sách
LSO - Lạng Sơn là tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc, có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như: vàng, chì, sắt, than, đá vôi, cát, sỏi vật liệu xây dựng… được phân bố rải rác trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, các loại khoáng sản này hầu hết đều có trữ lượng nhỏ và vừa, duy chỉ có đá vôi là có trữ lượng lớn. Vì vậy, việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn hàng năm đều đạt thấp. Sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Đồng Tân, huyện Hữu LũngTheo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, hiện nay, việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn đều do cơ quan thuế trực tiếp thu theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 7/9/2012 của UBND tỉnh về quy định mức thu và tỉ lệ phần trăm (%) được trích lại cho cơ quan tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn. Quyết định trên được ban hành trên cơ sở thực hiện Thông tư số 67/2008 của Bộ Tài chính...
LSO – Lạng Sơn là tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc, có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như: vàng, chì, sắt, than, đá vôi, cát, sỏi vật liệu xây dựng… được phân bố rải rác trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, các loại khoáng sản này hầu hết đều có trữ lượng nhỏ và vừa, duy chỉ có đá vôi là có trữ lượng lớn. Vì vậy, việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn hàng năm đều đạt thấp.
Sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, hiện nay, việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn đều do cơ quan thuế trực tiếp thu theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 7/9/2012 của UBND tỉnh về quy định mức thu và tỉ lệ phần trăm (%) được trích lại cho cơ quan tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn. Quyết định trên được ban hành trên cơ sở thực hiện Thông tư số 67/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định số 63/2007/NĐ- CP của Chính phủ về phí bảo vệ đối với khai thác khoảng sản; Nghị quyết số 03/2009/NQ- HĐND ngày 15/7/2009 của HĐND tỉnh về quy định và điều chỉnh mức thu, tỉ lệ % được trích lại cho cơ quan tổ chức thu một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện từ năm 2009 đến nay, việc thu phí, quản lý và sử dụng để bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn cơ bản đều đúng theo các quy định pháp luật, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước và được sự ủng hộ của các đối tượng phải nộp phí. Do vậy, năm 2010, tổng số phí thu được từ các hoạt động này là 12,855 tỉ đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên 15,023 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, do biến động của giá cả thị trường, tác động của suy giảm kinh tế nói chung đã khiến việc thu phí bảo vệ môi trường chỉ đạt 5,705 tỉ đồng, đạt 76% so với cùng kỳ. Vì vậy, để góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định số 74/2011/NĐ- CP của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thông tư hướng dẫn số 158/2011/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/NĐ- CP, có quy định: “HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ”. Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực tế thu phí bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan như: Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường…nghiên cứu, thảo luận để UBND tỉnh xây dựng văn bản mới, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để trình HĐND thông qua, kịp thời thay thế các văn bản đã hết hiệu lực. Theo đó, mức phí bảo vệ môi trường được xây dựng ở mức bình quân giữa khung tối đa và tối thiểu quy định tại Nghị định số 74 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 158/2011/TT- BTC của Bộ Tài chính. Như vậy, so với mức thu đang thực hiện, mức thu mới tăng bình quân từ 150- 250%, tùy theo từng loại khoáng sản được khai thác. Riêng đối với khoáng sản tận thu, mức thu được xây dựng bằng 60% mức phí của các loại tương ứng. Đơn cử như quặng kim loại sắt, giai đoạn 2009- 2012 chỉ thu phí bảo vệ môi trường ở mức 20 nghìn đồng/tấn, tuy nhiên theo Nghị định 74 của Chính phủ có mức giá thu tối thiểu là 40 nghìn đồng, tối đa là 60 nghìn đồng/tấn, các ban, ngành của tỉnh xây dựng ở mức trung bình là 50 nghìn đồng/tấn. Tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh diễn ra vào đầu tháng 10/2012, đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận: đối với một số loại khoáng sản kim loại nhỏ lẻ, hoặc khoáng sản khác có trữ lượng thấp, cần phải tăng mức thu phí bảo vệ môi trường lên mức tối đa theo Nghị định 74; một số loại khoáng sản khác có trữ lượng lớn hoặc khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá vôi, cát, sỏi… sẽ thu ở mức trung bình. Riêng đối với khoáng sản tận thu cần xem xét kỹ thực tế giấy chứng nhận đầu tư để thu đúng, thu đủ.
Như vậy, việc tăng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 74 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 158 của Bộ Tài chính là điều tất yếu, không chỉ đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành mà còn góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Bài ảnh: Hoàng Huy
Ý kiến ()