Chủ nhật, 24/11/2024 21:08 [(GMT +7)]
Thu nợ thuế: Canh cánh nỗi lo
Thứ 4, 04/04/2012 | 08:03:00 [(GMT +7)] A A
Với mức nợ lớn như hiện nay, việc thu hồi là hết sức khó khăn. Trong khi đó số nợ mỗi ngày một nhiều lên, nguy cơ thất thoát, trốn nợ cũng tăng lên. Đây là mối lo của không chỉ riêng ngành hải quan mà là sự quan ngại đối với tất cả các cấp, ngành chức năng.
LSO-Chỉ tính số thuế nợ đọng từ đầu năm (cả lũy kế) đến ngày 15/3/2002 của Cục Hải quan Lạng Sơn đã là 200,3 tỷ đồng. Trong đó nợ phải cưỡng chế đã là 109,2 tỷ đồng. Nợ quá hạn 13,8 tỷ đồng. Riêng số nợ do hải quan quản lý đã gần bằng tổng thu ngân sách của thành phố Lạng Sơn.
Cán bộ hải quan Tân Thanh kiểm tra nợ đọng trên mạng thông tin nội bộ
Là một tỉnh biên giới rất thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, mỗi năm Lạng Sơn thu hút trên 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn. Trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn, số doanh nghiệp có trụ sở, văn phòng đại diện tại Lạng Sơn chỉ chiếm khoảng 2%. Khi có rủi ro xảy ra cơ quan quản lý nắm thông tin về các doanh nghiệp cực kỳ khó khăn. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp đã không còn hoạt động và như vậy thu hồi nợ đọng của các doanh nghiệp này khó như mò kim đáy bể. Ông Nguyễn Công Trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, có những khoản nợ đã tồn tại từ rất lâu. Khi cán bộ đốc nợ tìm đến nơi thì không còn thấy bóng dáng doanh nghiệp. Vì vậy một số khoản nợ hải quan đang đề nghị xem xét xóa nợ. Với Hải quan Lạng Sơn, riêng các khoản nợ cưỡng chế, khả năng thu hồi rất khó khăn. Nợ nội địa hóa xe máy của 5 doanh nghiệp đã lên tới 54 tỷ gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Sơn, và chi nhánh, Công ty Điện máy xe đạp xe máy Hà Nội, Công ty Vật tư Nông nghiệp Phú Yên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đô thành. Không ít doanh nghiệp nợ thuế nhưng đã chuyển loại hình, thay đổi giám đốc. Có những doanh nghiệp khi bị đốc nợ, ban lãnh đạo mới không hề biết công ty còn gánh nợ hàng tỷ đồng. Có những khoản nợ đã kéo dài hàng chục năm, tháng nào hải quan cũng phải đốc thúc, làm công văn thu hồi nhưng kết quả là cả chục năm khoản nợ vẫn cứ treo trên đầu doanh nghiệp. Trước nguy cơ nợ đọng phổ biến, thu nợ khó, ngành hải quan đã tăng cường các biện pháp thu hồi nợ đọng như cưỡng chế, gửi thông báo đôn đốc; phối hợp với, thuế, tài chính, ngân hàng, kho bạc để cùng giải quyết nợ đọng; ra quyết định phạt chậm nộp. Những biện pháp ấy ít nhiều đã có kết quả, nhưng chưa đủ sức răn đe với doanh nghiệp chây ỳ. Việc thu nợ càng khó khăn hơn với các doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, hoặc có dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế. Với các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng, họ sẵn sàng chịu phạt nộp chậm thay cho phải vay ngân hàng nộp thuế. Điều này được lý giải phạt nộp chậm, doanh nghiệp chỉ phải nộp 0,05% mỗi ngày, khoảng 1,5% mỗi tháng. Trong khi đó, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại khoảng 2 đến trên 2% tháng. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp được lập ra nhưng các cơ quan quản lý không nắm được thông tin. Thậm chí doanh nghiệp đã giải tán nhưng vẫn được tính là doanh nghiệp đang hoạt động. Đối với doanh nghiệp tỉnh ngoài, việc nắm thông tin càng khó khăn hơn. Anh Đào Văn Hải, Giám đốc Công ty Tuấn Anh (Lạng Sơn) thẳng thắn, Công ty không chấp nhận nợ, không trốn thuế, vì thế luôn được hải quan giúp đỡ, bạn hàng tin tưởng và thành công cũng từ đấy mà ra. Còn các doanh nghiệp đã có ý đồ trốn thuế thì họ tìm đủ cách.
Với mức nợ lớn như hiện nay, việc thu hồi là hết sức khó khăn. Trong khi đó số nợ mỗi ngày một nhiều lên, nguy cơ thất thoát, trốn nợ cũng tăng lên. Đây là mối lo của không chỉ riêng ngành hải quan mà là sự quan ngại đối với tất cả các cấp, ngành chức năng.
Đông Bắc
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()