LSO-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là kênh vốn quan trọng để tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển. Không thể phủ nhận những đóng góp cho kinh tế - xã hội của nguồn vốn FDI tại Lạng Sơn trong những năm vừa qua, tuy nhiên, nhìn lại 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 vẫn thấy còn rất nhiều những thách thức đối với công tác thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Đã qua cái thời chúng ta kêu gọi FDI bằng mọi giá, hiện nay mỗi dự án FDI trước khi cấp chứng nhận đầu tư cần được tinh lọc và định hướng rõ ràng nhằm xóa đi cái gọi là những dự án “đầu voi đuôi chuột” Khu đô thị Phú Lộc 4 - Ảnh: Thanh SơnTrong giai đoạn 2006 - 2010, trên địa bàn tỉnh đã cấp được được 22 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn đầu tư 189,7 triệu USD, vốn đăng ký bình quân 1 dự án là 8,6 triệu USD; vốn đăng ký của dự án lớn nhất là 51,5 triệu USD. Trong đó: năm 2006 có 4 dự án, tổng...
LSO-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là kênh vốn quan trọng để tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển. Không thể phủ nhận những đóng góp cho kinh tế – xã hội của nguồn vốn FDI tại Lạng Sơn trong những năm vừa qua, tuy nhiên, nhìn lại 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 vẫn thấy còn rất nhiều những thách thức đối với công tác thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Đã qua cái thời chúng ta kêu gọi FDI bằng mọi giá, hiện nay mỗi dự án FDI trước khi cấp chứng nhận đầu tư cần được tinh lọc và định hướng rõ ràng nhằm xóa đi cái gọi là những dự án “đầu voi đuôi chuột”
|
Khu đô thị Phú Lộc 4 – Ảnh: Thanh Sơn |
Trong giai đoạn 2006 – 2010, trên địa bàn tỉnh đã cấp được được 22 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn đầu tư 189,7 triệu USD, vốn đăng ký bình quân 1 dự án là 8,6 triệu USD; vốn đăng ký của dự án lớn nhất là 51,5 triệu USD. Trong đó: năm 2006 có 4 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,2 triệu USD; năm 2007 có 2 dự án, tổng vốn đầu tư 661 nghìn USD; năm 2008 có 8 dự án, tổng vốn đầu tư 93,2 triệu USD; năm 2009 có 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,8 triệu USD; năm 2010 có 5 dự án, tổng vốn 73,6 triệu USD. Đến hết năm 2010, có 35 dựa án của 29 chủ đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 251,6 triệu USD; trong đó: 27 dự án hoạt động ổn định và triển khai thuận lợi, 2 dự án gặp khó khăn, vướng mắc, 2 dự án đang tạm dừng hoạt động. Tiến độ thực hiện các dự án chậm so với kế hoạch, kết quả thực hiện vốn giải ngân của các dự án tính lũy kế từ khi thực hiện dự án đến nay khoảng 80 triệu USD, đạt 32% tổng vốn đầu tư. Việc chuyển từ vốn đăng ký sang vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chậm cũng là tình trạng chung của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực của các nhà đầu tư không đúng như đăng ký và cam kết đầu tư, khâu thẩm định năng lực của chủ đầu tư không được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng nên dẫn tới tình trạng nhiều dự án FDI có số vốn đăng ký khổng lồ nhưng sau nhiều năm triển khai mà vẫn bỏ đấy mà không “rót“ một đồng vốn nào, dẫn tới những dự án “treo”, triển khai không trôi chảy hoặc ì ạch dẫn đến hệ lụy xấu cho địa phương. Quan điểm của Chính phủ hiện nay là không thu hút và đánh đổi FDI bằng mọi giá, Lạng Sơn cũng đã lĩnh hội tinh thần này trong công tác kiểm tra thẩm định năng lực của chủ đầu tư trước khi cấp phép, tinh lọc và định hướng đầu tư vào những lĩnh vực phục vụ thiết thực cho sự phát triển của tỉnh và kiên quyết rút giấy phép đầu tư của những dự án có biểu hiện “nhùng nhằng” về vốn và năng lực đầu tư. Nhìn chung, các dự án trên địa bàn tỉnh được cấp phép chủ yếu là có quy mô vốn đầu tư vừa và nhỏ, hoạt động mang tính nhỏ lẻ, dịch vụ còn hạn chế, do vậy doanh thu không đáng kể. Chỉ có 3 dự án có số vốn tương đối lớn là dự án khách sạn Sân Golf – Hoàng Đồng Lạng Sơn của Công ty CP Quốc tế Lạng Sơn vốn đầu tư đang ký 51,5 triệu USD; dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ cao cấp của Công ty TNHH một thành viên Innovgreen vốn đầu tư 50 triệu USD; dự án Sản xuất lắp ráp ô tô Dragon – Miền Bắc Việt Nam đầu tư đăng ký 50 triệu USD. Các dự án hiện nay vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên tiến độ giải ngân chưa cao, đối với dự án trồng rừng của công ty THHH 1 thành viên Innogreen Lạng Sơn do vướng mắc về việc thuê đất trồng rừng đối với nhà đầu tư nước ngoài tạm thời dừng hoạt động. Còn lại các dự án đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là các dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải và một số dự án sản xuất công nghiệp nhẹ. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay cũng đã được cải thiện đáng kể, tổng vốn thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 đạt khoảng 75,4 triệu USD (năm 2006 là 4,4 triệu USD; năm 2007 là 6 triệu USD; năm 2008 là 11,1 triệu USD; năm 2009 là 16,4 triệu USD; năm 2010 là 37,5 triệu USD). Mức tăng này thể hiện rõ mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh minh bạch, rõ ràng của các chủ đầu tư vào tỉnh, giảm thiểu hiện tượng coi giấy chứng nhận đầu tư là “lá bùa vạn năng” để thực hiện các mục đích khác.
Hiện nay, Lạng Sơn đang kêu gọi và thu hút đầu tư mạnh vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Chỉ tính riêng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trong khoảng thời gian 10 năm tới đã kêu gọi nguồn vốn đầu tới lên tới trên 60 nghìn tỉ, đây thực sự là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực, giàu tâm huyết đến với Lạng Sơn trên tinh thần “địa phương phát triển, doanh nghiệp phát tài”. Việc đảm bảo chất lượng và tính bền vững của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn là câu chuyện mang nhiều thách thức, tuy nhiên, không vì thách thức mà địa phương và nhà đầu tư để tuột mất những cơ hội trên một mảnh đất giàu triển vọng như Lạng Sơn.
Trúc Lam
Ý kiến ()