Thu hút đầu tư nước ngoài: Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Ô-man
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những việc làm cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Ô-man đến năm 2020. Để làm được điều này, chính phủ Ô-man đã đưa ra những cam kết với chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường dựa trên cơ chế cạnh tranh mở nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào quốc gia này.Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài là một trong vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của Ô-man đến năm 2020. (Ảnh minh họa: Báo Du lịch)Những năm gần đây, đóng góp của ngành công nghiệp phi dầu khí vào GDP của Ô-man đang có xu hướng gia tăng mạnh trong khi đóng góp của ngành dầu khí vào GDP của nước này đang có xu hướng giảm dần.Trước tình trạng đó, trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn đến năm 2020, nền kinh tế Ô-man phấn đấu về cơ bản sẽ chuyển đổi cơ cấu nhờ việc tăng nguồn thu từ các ngành công nghiệp khác thay cho việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu mỏ...
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những việc làm cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Ô-man đến năm 2020. Để làm được điều này, chính phủ Ô-man đã đưa ra những cam kết với chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường dựa trên cơ chế cạnh tranh mở nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào quốc gia này.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài là một trong vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế |
Những năm gần đây, đóng góp của ngành công nghiệp phi dầu khí vào GDP của Ô-man đang có xu hướng gia tăng mạnh trong khi đóng góp của ngành dầu khí vào GDP của nước này đang có xu hướng giảm dần.
Trước tình trạng đó, trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn đến năm 2020, nền kinh tế Ô-man phấn đấu về cơ bản sẽ chuyển đổi cơ cấu nhờ việc tăng nguồn thu từ các ngành công nghiệp khác thay cho việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu mỏ như trước đây nhằm mục đích cân bằng cấu trúc nền kinh tế và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Với mục đích đó, Chính phủ Ô-man sẽ hướng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Ô-man.
Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ô-man, Chính phủ nước này đã đưa ra những cam kết với chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường dựa trên cơ chế cạnh tranh mở. Theo đó, khu vực tư nhân được khuyến khích và tạo điều kiện đóng vai trò chủ đạo.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chính sách khuyến khích dòng vốn nước ngoài sẽ tăng cường phát triển cục diện của cả đất nước. Đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao các kỹ thuật quản lý và công nghệ cao và nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ sự liên kết của các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới, từ đó mở ra các thị trường mới cho sản phẩm của Ô-man.
Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Ô-man, chính phủ nước này đã đưa ra một môi trường pháp lý cởi mở, hệ thống thuế linh hoạt và sự điều hành minh bạch cho các nhà đầu tư. Luật đầu tư vốn nước ngoài của Ô-man đã được nới lỏng, cho phép tỉ lệ tham gia của yếu tố nước ngoài trong các công ty trong nước trên đa số các lĩnh vực là 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư nước ngoài được dùng đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia.
Ngoài ra, Bộ Công Thương Ô-man cung cấp dịch vụ “một cửa” để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước bằng cách giải quyết nhanh chóng các thủ tục tại một địa điểm. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu bất động sản tại Ô-man. Ô-man là nền kinh tế tự do, không cấm việc chuyển tiền, nợ, vốn, lãi, lợi nhuận và khoản tiết kiệm cá nhân ra nước ngoài.
Hệ thống ngân hàng của Ô-man vẫn ổn định, an toàn và có lợi nhuận do chính sách giám sát và quy định phù hợp mặc dù trong thời gian qua cùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng các cải cách lĩnh vực tài chính vẫn điều tiết tốt thông qua hệ thống quản lý rủi ro an toàn, tăng cường tính minh bạch, nâng cao dịch vụ khách hàng, phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt nhất. Trong thời gian gần đây, chính phủ đã đưa ra các biện pháp để hình thành liên kết với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các biện pháp đưa ra nhằm tăng cường đẩy mạnh việc chống rửa tiền và giám sát khủng bố tài chính.
Hầu hết các ngân hàng thương mại, đặc biệt tại các nước phát triển đang đấu tranh cải tổ và đẩy mạnh cân đối tài chính trong giai đoạn hậu khủng hoảng, các ngân hàng Ô-man cho thấy đạt mức lợi nhuận hợp lý. Tổng số tài sản của các ngân hàng thương mại đạt 1,1 tỉ USD vào cuối 2002, tăng lên 4,8 tỉ USD vào cuối 2011 và tăng lên 5,1 tỷ USD tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012. Tín dụng ngân hàng giữ mức ổn định 65-70% tổng số tài sản. Tính đến tháng 6 năm 2012, tăng trưởng tín dụng hàng năm đạt 19,4% so với 12,6% cùng kỳ năm ngoái. Những số liệu thống kê nói trên là minh chứng cho thấy sự tăng trưởng ổn định với sự phục hồi của các hoạt động phi dầu khí tại Ô-man. Đây là tín hiệu khả quan cho nền kinh tế vì hệ thống tài chính ngân hàng đã đủ quy mô mở rộng tín dụng và nhờ đó hỗ trợ chương trình đa dạng hóa nền kinh tế của chính phủ Ô-man.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()