LSO-Những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh có sự tăng trưởng nhanh, mạnh, rõ nét. Thành quả đó có nguyên nhân rất quan trọng từ việc thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nhằm tăng cường nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thế nhưng, theo đánh giá của các cấp, ngành chức năng, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, những kết quả thu được chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp có thể tạo bước đột phá về thu hút đầu tư trong giai đoạn tới là rất quan trọng.Công viên Bờ sông Kỳ Cùng đang được khẩn trương thi côngTừ năm 2005 – 2010, toàn tỉnh đã huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 19.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần thời kỳ 2001 – 2005, trong đó, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng từ 54% năm 2005 lên 71% năm 2010. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung cho hoàn thiện...
LSO-Những năm gần đây, nền kinh tế – xã hội toàn tỉnh có sự tăng trưởng nhanh, mạnh, rõ nét. Thành quả đó có nguyên nhân rất quan trọng từ việc thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nhằm tăng cường nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Thế nhưng, theo đánh giá của các cấp, ngành chức năng, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, những kết quả thu được chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp có thể tạo bước đột phá về thu hút đầu tư trong giai đoạn tới là rất quan trọng.
|
Công viên Bờ sông Kỳ Cùng đang được khẩn trương thi công |
Từ năm 2005 – 2010, toàn tỉnh đã huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 19.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần thời kỳ 2001 – 2005, trong đó, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng từ 54% năm 2005 lên 71% năm 2010. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung cho hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, tỉnh ta có lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, có quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua; hơn nữa, Lạng Sơn đang triển khai mạnh mẽ việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, đây là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất Việt Nam. Những lợi thế trên đã và đang được tỉnh ta từng bước khai thác hiệu quả để chuyển hóa trở lại thành nguồn lực thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh, mạnh hơn nữa trong tương lai gần. Nguồn lực từ thu hút đầu tư đã giúp cho sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng khá về quy mô và chủng loại sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 24,9%, cao hơn hẳn mức trung bình của giai đoạn 2001 – 2005 (18,6%). Một số sản phẩm mới được bổ sung như sản lượng điện của Nhiệt điện Na Dương, xi măng Hồng Phong, xi măng Đồng Bành, chì thỏi Hâm Thiên… Một loạt các dự án lớn như Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2, Khu công nghiệp Đồng Bành, cụm công nghiệp Hữu Lũng đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện sẽ tạo bước bứt phá cho sự phát triển công nghiệp trong thời gian tới. 5 năm qua, tỉnh đã có thêm 850 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoàng 3.350 tỷ đồng. Hiện toàn tỉnh có trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động, gấp 5 lần so với năm 2005, tạo việc làm ổn định cho hơn 8.500 lao động. Chỉ sau hơn một năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, đến hết tháng 9-2010, tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 23 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 4.329 tỷ đồng, trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 1.710 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô đầu tư lớn đã và đang khẩn trương được hoàn thiện, đưa vào khai thác như mở rộng bãi đỗ xe cửa khẩu Hữu Nghị, Dự án Sân golf Khách sạn Hoàng Đồng với diện tích quy hoạch toàn khu 186 ha và tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD… Tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: các DN đầu tư vào địa bàn phần lớn có quy mô nhỏ và vừa nên tính cạnh tranh của sản phẩm thấp; cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các lao động có trình độ tay nghề cao; các dự án sử dụng công nghệ cao ít; hiệu quả sử dụng đất đai của một số dự án còn thấp, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khiến cho tiến độ đầu tư của một số dự án lớn còn chậm…
Để thu hút đầu tư trở thành động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, theo chỉ đạo của tỉnh, trước mắt cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về đầu tư nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, tạo sự đồng thuận trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Đồng thời, phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư; tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn cho các DN, nhất là thủ tục thẩm định phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư, giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp… Cùng với quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, những giải pháp trên đang được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá về thu hút đầu tư nhằm đạt tổng vốn đầu tư huy động giai đoạn 2010 – 2015 là 43 – 44 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 10% trở lên, thu nội địa tăng bình quân hàng năm 14%.
Hoàng Thái
Ý kiến ()