Nhìn con số trên chưa hết mừng đã vội lo, điểm qua một vài dự án đầu tư kéo dài như khách sạnh 5 sao, Trung tâm thương mại Đồng Đăng, một số dự án đầu tư đô thị sau thời gian đầu tư đều chững lại. Nhà đầu tư thì cho là thiếu vốn nên chậm đầu tư. Không ít nhà đầu tư sau khi đăng ký xong dự án thì để đấy mà không triển khai, vì vậy không ít dự án gặp vướng mắc. Vướng mắc đầu tiên bắt đầu từ giải phóng mặt bằng, có những dự án đã đăng ký hoạt động 10 năm nay nhưng vẫn mắc ở mặt bằng, như vậy đã ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Tiến, giám đốc Trung tâm thương mại Sài Gòn Tân Thanh bộc bạch, vướng mắc trong mặt bằng là khâu khó nhất, nhà đầu tư từ xa đến có biết gì về mặt bằng đâu, vì thế điều quan trọng nhất là có mặt bằng sạch để họ triển khai. Mặt bằng sạch vẫn là ước mơ của tỉnh, của nhà đầu tư nhưng động đến mặt bằng ở đâu là vướng đấy. Sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch ở một số dự án đã kéo theo sự phản ứng từ phía người dân. Không ít dự án để khiếu kiện kéo dài đã làm ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư tâm huyết. Ông Hồ Phi Dũng, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại thẳng thắn, thủ tục hành chính về đất đai chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể để thu hút đầu tư thì các cơ quan công quyền phải là người phục vụ nhưng rất nhiều khâu thủ tục hành chính rườm rà đã làm nản lòng nhà đầu tư. Ông Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, nếu có mặt bằng sạch thì thu hút đầu tư sẽ không hề khó. Đấy là khâu mặt bằng, còn về cơ chế chính sách cho nhà đầu tư cũng còn không ít khó khăn, một số doanh nghiệp được tạo điều kiện mặt bằng như Công ty Chi lê, Bảo Long, Hùng Vương…còn lại các doanh nghiệp khác đang xoay trần với cơ chế chính sách, với quy hoạch phát triển.
LSO-Thu hút, khuyến khích đầu tư là một quá trình không thể thiếu trong phát triển kinh tế – xã hội. Thế nhưng để giải bài toán đầu tư không chỉ trông vào lợi thế, không chỉ trải tấm thảm đỏ gọi mời, mà quan trọng hơn là phải tạo ra môi trường đầu tư. Môi trường ấy chính là sự minh bạnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn.
|
Đầu tư lắp đặt thiết bị lò nung Nhà máy xi măng Hồng Phong |
Chúng ta đang đứng ở đâu
Phải nhìn thẳng vào sự thật rằng sau khi Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam điều tra khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI Lạng Sơn được xếp thứ 59/63 tỉnh và thành phố. Tất nhiên đây chỉ là con số khảo sát nhưng chỉ số ấy như một điều cảnh báo về cạnh tranh và thu hút đầu tư. Nói cho công bằng thì Lạng Sơn là tỉnh rất quan tâm đến kêu gọi đầu tư, với nhiều cách làm thư mời, ban hành các danh mục đầu tư, mở các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục đoàn đi thăm quan khảo sát, kêu gọi các tập đoàn lớn khảo sát đầu tư. Những động thái đó đã khẳng định quyết tâm của tỉnh. Cùng với đó là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ khi quyết định thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn. Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế sẽ có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và một số chính sách ưu tiên. Điều đó đã khiến cho cộng đồng doanh nghiệp khá quan tâm. Đã nhiều tập đoàn, tổng công ty đến khảo sát, nhiều biên bản ghi nhớ, cam kết đầu tư ký kết. Tín hiệu vui ấy đã kéo theo hàng loạt doanh nghiệp được mở mới, thăm dò đầu tư. Cho đến nay toàn tỉnh đã có 1.400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng số vốn đăng ký là 6.075 tỷ đồng, có 288 chi nhánh và 70 văn phòng đại diện trong và ngoài nước hoạt động. Cho đến nay trên địa bàn có 32 dự án đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư cũng khá phong phú đa dạng, khai thác, thương mại, du lịch, dịch vụ, bến bãi, sản xuất công nghiệp, nông lâm, thủy điện… Đối tượng đầu tư đa dạng gồm các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài. Như vậy có thể nói bức tranh đầu tư của cả tỉnh đã đầy đủ các sắc màu.
Thách thức đang ở phía trước
Nhìn con số trên chưa hết mừng đã vội lo, điểm qua một vài dự án đầu tư kéo dài như khách sạnh 5 sao, Trung tâm thương mại Đồng Đăng, một số dự án đầu tư đô thị sau thời gian đầu tư đều chững lại. Nhà đầu tư thì cho là thiếu vốn nên chậm đầu tư. Không ít nhà đầu tư sau khi đăng ký xong dự án thì để đấy mà không triển khai, vì vậy không ít dự án gặp vướng mắc. Vướng mắc đầu tiên bắt đầu từ giải phóng mặt bằng, có những dự án đã đăng ký hoạt động 10 năm nay nhưng vẫn mắc ở mặt bằng, như vậy đã ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Tiến, giám đốc Trung tâm thương mại Sài Gòn Tân Thanh bộc bạch, vướng mắc trong mặt bằng là khâu khó nhất, nhà đầu tư từ xa đến có biết gì về mặt bằng đâu, vì thế điều quan trọng nhất là có mặt bằng sạch để họ triển khai. Mặt bằng sạch vẫn là ước mơ của tỉnh, của nhà đầu tư nhưng động đến mặt bằng ở đâu là vướng đấy. Sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch ở một số dự án đã kéo theo sự phản ứng từ phía người dân. Không ít dự án để khiếu kiện kéo dài đã làm ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư tâm huyết. Ông Hồ Phi Dũng, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại thẳng thắn, thủ tục hành chính về đất đai chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể để thu hút đầu tư thì các cơ quan công quyền phải là người phục vụ nhưng rất nhiều khâu thủ tục hành chính rườm rà đã làm nản lòng nhà đầu tư. Ông Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, nếu có mặt bằng sạch thì thu hút đầu tư sẽ không hề khó. Đấy là khâu mặt bằng, còn về cơ chế chính sách cho nhà đầu tư cũng còn không ít khó khăn, một số doanh nghiệp được tạo điều kiện mặt bằng như Công ty Chi lê, Bảo Long, Hùng Vương…còn lại các doanh nghiệp khác đang xoay trần với cơ chế chính sách, với quy hoạch phát triển.
|
Thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Khánh Khê |
Là một nhà đầu tư trong tỉnh ông Nguyễn Minh Phương, Giám đốc Công ty sao vàng đơn vị đầu tư bến xe phía Bắc bộc bạch, Công ty đầu tư bến bãi theo quy hoạch của tỉnh, ngoài hiệu quả đầu tư còn một phần nữa là do tự hào của tỉnh, khẳng định của Công ty. Thế nhưng khi đầu tư rồi điều kiện còn rất hạn chế, vì vậy Công ty gặp không ít khó khăn, giờ đây để mở rộng đầu tư không biết sẽ phải làm như thế nào. Theo quy hoạch, hay cứ đầu tư bừa, mà đầu tư bừa hậu quả rất khó lường. Như vậy có thể nói hiện mặt bằng và quy hoạch để có chính sách đang là vướng mắc nhất của các nhà đầu tư. Với mặt bằng có lẽ cần có một lộ trình cụ thể để thu hút, không còn cách nào khác là tỉnh chủ động tài chính bằng nhiều cơ chế huy động, chủ động tạo mặt bằng ở những khu vực ít nhạy cảm. Khi có mặt bằng sạch, thì nhà đầu tư sẽ tự tìm đến. Thứ hai về cơ chế chính sách, nhất nhất cần tôn trọng quy hoạch, nó như một cam kết với các nhà đầu tư. Cần tạo ra chính sách để nhà đầu tư thực sự yên tâm, có như vậy việc thu hút mới mang lại hiệu quả.
Đông Bắc
Ý kiến ()