Thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2010
Ngày 11-11, ngày làm việc thứ 19, kỳ họp thứ sáu, QH khóa XII. Buổi sáng, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên, QH đã thảo luận về dự án Luật Bưu chính.Qua thảo luận, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật Bưu chính và cho rằng, dự thảo Luật đã cơ bản tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra. Các ý kiến phát biểu đề cập nhiều nội dung cụ thể của dự ánLuật, trong đó một số vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là hoạt động bưu chính công ích, cho rằng quy định về dịch vụ bưu chính công ích là cần thiết, việc giao cho một doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bưu chính công ích là phù hợp, vì thực tế các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ không muốn thực hiện nhiệm vụ bưu chính ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, mà nên có quy định cụ thể về doanh nghiệp công ích cho người nghèo với mức phí thấp.Một số...
Buổi sáng, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên, QH đã thảo luận về dự ánLuật Bưu chính. Qua thảo luận, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật Bưu chính và cho rằng, dự thảo Luật đã cơ bản tiếp thuý kiến của cơ quan thẩm tra. Các ý kiến phát biểu đề cập nhiều nội dung cụ thể của dự án
Luật, trong đó một số vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là hoạt động bưu chính công ích, cho rằng quy định về dịch vụbưu chính công ích là cần thiết, việc giao cho một doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bưu chính công ích là phù hợp, vì thực tế các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ không muốn thực hiện nhiệm vụ bưu chính ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là Tổng công ty Bưu chính Việt
Đối với hoạt động của điểm bưu điện – văn hóa xã (BĐVHX), nhiều đại biểu cho rằng, cần quy định hoạt động của điểm văn hóa xã trong mạng lưới bưu chính công cộng, để có cơ sở tiếp tục đổi mới phát huy hoạt động của mô hình này trong tương lai ở vùng nông thôn, miền núi, ở những xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam), Tạ Ngọc Tấn (Thái Bình), Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh)… hoạt động của các điểm bưu điện này bao gồm cả viễn thông và bưu chính. BĐVHX hiện nay còn tham gia một số nhiệm vụ khác. Nhà nước nên có chính sách đầu tư nâng cấp, mở rộng các điểm BĐVHX.Để bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ dịch vụ ở những vùng khó khăn mang lại phúc lợi cho bà con ở vùng sâu, vùng xa, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho doanh nghiệp dịch vụ công ích đểphát triển mạng lưới và bảo đảm chất lượng phục vụ tốt các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính.
Nhiều đại biểu quan tâm phát biểu ý kiến về những nội dung: giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại quy định trong Chương VIII của dự ánLuật. Đại biểu Lê Minh Hồng (Hà Nam), Trần Thế Vượng (Hải Dương), Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội)… cho rằng: Những nội dung được quy định ở Điều 38 còn bộc lộ một số bất cập, theo đó tên điều là “Giải quyết khiếu nại” nhưng chỉ mới quy định về thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại, chưa có quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại để người sử dụng dịch vụ bưu chính biết là mình phải làm gì, làm như thế nào khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính để xảy ra những sai sót.
Nhiều đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật quy định thời gian giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước hai tháng là quá dài, không phù hợp tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu rút ngắn xuống 30 ngày, hoặc khoảng 45 ngày.
Trong phiên họp này, QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2010.
Ủy viên Đoàn Thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH Đinh Văn Nhã đọc dự thảo Nghị quyết.
QH đã biểu quyết với đa số phiếu tán thành thông qua Nghị quyết nói trên.
BUỔI chiều, các đại biểu QH làm việc tại tổ, thảo luận về Dự ánLuật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Hầu hết các đại biểu QH phát biểu ý kiến khẳng định: Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã có tác động tích cực, tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, Việt Nam đã trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Vì vậy, việc ban hành Luật Các TCTD (sửa đổi) là rất cần thiết.
Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được một số đại biểu quan tâm và đề nghị dự thảo Luật (sửa đổi) nên quy định tổ chức tín dụng chỉ được kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tình hình thực tế tại Việt Nam và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro cao, có tác động đến toàn xã hội nên tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động ngân hàng phải có đủ điều kiện và phải được pháp luật cho phép. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể những hoạt động mà các TCTD được phép thực hiện.
Các Điều 41, 44, 45 và 83 của dự thảo Luật có quy định về Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Có đại biểu cho rằng, không cần thiết phải có Ban kiểm soát vì không phù hợp thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng và thông lệ quốc tế.Hiện nay, hoạt động của Ban kiểm soát chỉ mang tính hình thức, đồng thời với những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát được nêu trong dự thảo Luật thì vai trò của Ban kiểm soát chưa có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, một số đại biểu tán thành với quy định các tổ chức tín dụng cần có Ban kiểm soát bởi ban này có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông giám sát hoạt động chung, đồng thời có vai trò “phản biện” trong hoạt động của ngân hàng.
Về điều kiện thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị đượcquy định tại khoản 2, Điều 50, một số đại biểu nêu rõ, nếu quy định như dự thảo Luật thì điều kiện để trở thành thành viên độc lập của Hội đồng quản trị là rất khó khăn, chỉ những người đã công tác ở ngành ngân hàng về hưu hoặc đã chuyển công tác mới đáp ứng được yêu cầu để trở thành thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Trong điều kiện nguồn nhân lực của ngành ngân hàng còn thiếu như hiện nay thì quy định này gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc tìm được thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.
Một số đại biểu quan tâm việc dự thảo Luật (sửa đổi) có quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu (khoản 7 Điều 126) và cho rằng, quy định này là quá chặt chẽ, sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số đại biểu nêu rõ, dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa cụ thể, có quá nhiều nội dung giao Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định; còn mang nặng tính quản lý, chưa thể hiện quyết tâm cải cách hành chính; có quy định còn có sự trùng lặp với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán… Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo Luật theohướng bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Để tránh trùng lắp giữa các luật, đề nghị những quy định đã có trong các luật khác thì không quy định lại ở Luật các TCTD, chỉ nên dẫn chiếu để tránh các cách hiểu khác nhau, đồng thời rà soát, loại bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn với các luật khác.
Theo Nhandan |
Ý kiến ()