Thống nhất về quy mô, nguồn vốn dự án nâng cấp tuyến quốc lộ 19
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư nâng cấp quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn đến nút giao quốc lộ 1A, chiều dài 17,3 km. Theo đó, giao tỉnh Bình Định thống nhất Bộ Giao thông vận tải về quy mô, nguồn vốn và hình thức quản lý dự án đầu tư nâng cấp đoạn tuyến trên bảo đảm đúng các quy định.Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 19 theo quy hoạch đã được phê duyệt, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II, quy mô bốn - sáu làn xe; sử dụng nguồn vốn ngân sách T.Ư, thực hiện từ năm 2012 trở đi. PVPhát điện tổ máy số một Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 (Lào Cai)Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên vừa phát điện tổ máy số một, công suất 11,5 MW, tại Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, đặt tại suối Ngòi Bo, huyện Sa Pa, tỉnh Lào...
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 19 theo quy hoạch đã được phê duyệt, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II, quy mô bốn – sáu làn xe; sử dụng nguồn vốn ngân sách T.Ư, thực hiện từ năm 2012 trở đi. PV
Phát điện tổ máy số một Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 (Lào Cai)
Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà – Hoàng Liên vừa phát điện tổ máy số một, công suất 11,5 MW, tại Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, đặt tại suối Ngòi Bo, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là nỗ lực của hàng trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân trong đơn vị đã tập trung khắc phục sự cố xảy ra tháng 12-2010, sạt lở hơn 40 nghìn mét khối đất đá vùi lấp, làm thiệt hại toàn bộ hệ thống bộ thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị rơ-le phân phối điện, thiết bị điều khiển mô-tơ cánh hướng và van cầu tổ máy số ba. Công ty đã nạo vét hàng nghìn mét khối đất đá, đồng thời thay thế các thiết bị bị vùi lấp và hư hỏng do sự cố sạt lở đất.
Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 có công suất 34,5 MW, gồm ba tổ máy, được khởi công từ năm 2007. Dự kiến đến đầu tháng 10 này, nhà máy sẽ chính thức hòa điện lên lưới quốc gia, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Lào Cai.
PV
Tổng công ty CNTT Nam Triệu thi đua 110 ngày đêm hoàn thành kế hoạch năm 2011
Chiều 10-9, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Nam Triệu (Tập đoàn CNTT Việt Nam- VINASHIN) đã tổ chức lễ phát động trong toàn thể cán bộ, công nhân, lao động thi đua 110 ngày đêm lao động sản xuất phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2011. Trọng tâm là phấn đấu bàn giao 11 tàu, hạ thủy một tàu và đặt ky đóng mới hai tàu.
Trong đó, tổng công ty phấn đấu bàn giao các tàu lớn như: tàu chở hàng 53 nghìn tấn số 5, ba tàu chở công-ten-nơ 700 TEU, hai tàu chở công-ten-nơ 260 TEU, tàu chở đa năng 9.200 tấn; các công ty thành viên như Công ty CP CNTT Sông Chanh bàn giao hai tàu chở hàng 3.071 tấn, Nhà máy đóng tàu Bến Thủy bàn giao một tàu chở hàng khô bảy nghìn tấn và một tàu bốn nghìn tấn. Đồng thời, Tổng công ty CNTT Nam Triệu cũng tổ chức hạ thủy tàu hàng 53 nghìn tấn số 6 và đặt ky đóng mới hai tàu hàng 56.200 tấn…
PV
Hải Phòng hỗ trợ nông dân hơn 5,6 tỷ đồng mở rộng sản xuất
TP Hải Phòng vừa có quyết định trích ngân sách 5,6 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích sản xuất cây vụ đông. Theo đó, thành phố ưu tiên hỗ trợ các địa phương quy hoạch vùng sản xuất tập trung các cây trồng vụ đông có năng suất, chất lượng cao, cây qua chế biến có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đối với các địa phương mở rộng diện tích trồng ngô, khoai tây, hoa giống mới, dưa chuột, dưa hấu, cà chua, ớt… được hỗ trợ 30% kinh phí mua giống mới và 100% kinh phí chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất. Đối với các địa phương quy hoạch, mở rộng vùng sản xuất cây vụ đông tập trung quy mô từ ba ha trở lên đối với cây ngô, hai ha trở lên đối với cây rau, một ha trở lên đối với cây hoa. Mức hỗ trợ là 50% kinh phí mua giống mới và 100% kinh phí chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất.
Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm khuyến khích nông dân phát triển mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông.
PV
Hệ thống khí Nam Côn Sơn và PM3 ngừng cấp để bảo dưỡng
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong hai tháng 9 và 10-2011, hệ thống khí Nam Côn Sơn và PM3 sẽ ngừng cấp để sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch. Cụ thể, khí Nam Côn Sơn lô 06.1 ngừng để sửa chữa 16 ngày (dự kiến từ 15 đến 30-9), Nhà máy xử lý khí Dinh Cố ngừng hoàn toàn mười ngày trong thời gian ngừng lô 06.1 (dự kiến từ 15 đến 24-9). Khí PM3 cung cấp cho NMĐ Cà Mau ngừng hoàn toàn trong 14 ngày (dự kiến từ ngày 1 đến 14-10). Theo kế hoạch này, sẽ có khoảng 5.300MW công suất các tổ máy nhiệt điện thuộc các NMĐ Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí Nam Côn Sơn và khoảng 1.500 MW công suất các tổ máy của NMĐ Cà Mau không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí PM3, tác động lớn đến cung ứng điện cho khu vực phía nam.
Để bảo đảm cung cấp điện cho hệ thống điện miền nam trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí, EVN đang chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải pháp như: Tăng cường truyền tải điện vào nam qua đường dây 500 kV; khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, đôn đốc các nhà máy bảo đảm các tổ máy khả dụng dầu để đáp ứng nguồn trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí.
PV
Bổ sung ba giống gia cầm được phép sản xuất, kinh doanh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 58/2011/TT-BNNPTNT quy định – Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”. Theo đó, bổ sung giống gà Novogen (Novo White và Novo Brown), giống vịt Triết Giang và giống gà Indian River Meat được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam kể từ ngày 8-10-2011.
Theo Nhandan
Ý kiến ()