tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2357/e97bd6c63f1273814e31add459a89834_L.jpg” border=”0″ alt=”Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Tổ trưởng dân phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội) (thứ hai từ phải sang) gặp gỡ, nhắc nhở các hộ kinh doanh trên địa bàn giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị.” /> Từ mô hình đảng bộ bộ phận
Ðến trụ sở Ðảng ủy xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đúng thời điểm Ban Thường vụ Ðảng ủy xã vừa họp với cấp ủy đảng bộ bộ phận và các chi bộ trực thuộc về thực hiện nghị quyết và xét kết nạp đảng viên, chúng tôi có dịp tìm hiểu về mô hình đảng bộ bộ phận vừa hình thành trên địa bàn. Theo Bí thư Ðảng ủy xã Tạ Quang Hưng, xã Mê Linh có ba thôn Hạ Lôi, Liễu Trì, ấp Hạ, nhưng do điều kiện địa lý, văn hóa quần cư lâu đời cho nên quy mô ba thôn có sự chênh lệch lớn. Riêng thôn Hạ Lôi có chín xóm với hơn 2.640 hộ, gấp hơn năm lần số hộ của thôn Liễu Trì, trong khi ấp Hạ chỉ có 200 hộ. Về tổ chức đảng cũng có chung sự chênh lệch tương tự, thôn Hạ Lôi có chín chi bộ (xóm) với tổng số 257 đảng viên, hai chi bộ thôn còn lại, số đảng viên chỉ là 25 và 15.
Ðược biết, khi khảo sát để thực hiện Ðề án số 06, có ý kiến cho rằng, thôn Hạ Lôi đang có chín chi bộ lãnh đạo đồng bộ chín xóm và chín ban công tác mặt trận, đoàn thể, nên chăng tách luôn thành chín thôn nhỏ, có chín chi bộ trực thuộc cấp ủy và chính quyền xã. Nhưng thực tế việc chia tách thôn không đơn giản chỉ theo địa giới ngụ cư, mà còn liên quan không gian sinh hoạt văn hóa làng xã, những thiết chế văn hóa cộng đồng như đình chùa, hội làng, nơi chôn cất… do vậy, giải pháp thành lập Ðảng bộ bộ phận thôn Hạ Lôi, trực thuộc Ðảng ủy xã, gồm chín chi bộ được phần lớn ý kiến tán thành. Trước mắt, hai vị trí chủ chốt của Ðảng ủy bộ phận do Bí thư Ðảng ủy xã và Phó Chủ tịch HÐND xã tạm thời đảm nhiệm, sau một thời gian sẽ lựa chọn nhân sự tại chỗ thay thế. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội từ chín xóm được nhập lại thành một ban hoặc một liên chi hội, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của đảng bộ bộ phận. Ðánh giá bước đầu cho thấy, các hoạt động xây dựng quy ước thôn, thực hiện cưới, tang văn minh, thu thuế, điều tra về dân số, kê khai hộ khẩu… đều hoàn thành vượt chỉ tiêu và trước hạn định.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh Ðỗ Minh Tuấn cho biết, thực tế cho thấy, với thôn nhiều chi bộ như Hạ Lôi thường xảy ra sự chồng chéo khi người đứng đầu chính quyền (trưởng thôn) lại làm thay, thậm chí là “chỉ đạo” lại bí thư chi bộ xóm (vì ở cấp thấp hơn). Hơn nữa, không phải trưởng thôn nào cũng là đảng viên và thường là còn trẻ, nên có tâm lý e dè khi trao đổi công việc với các bí thư chi bộ. Bởi vậy, việc thành lập đảng bộ bộ phận ở những thôn có nhiều chi bộ đã khắc phục được sự chồng chéo, không đúng trách nhiệm, thẩm quyền trong lãnh đạo, điều hành khắc phục; bất cập trong tiếp nhận và thực thi nhiệm vụ khi có trưởng thôn nhưng không có cấp ủy cùng cấp. Ðến nay, Mê Linh đã hoàn thành việc thành lập 13 đảng bộ bộ phận ở 13 thôn có số lượng từ bốn chi bộ và hơn 100 đảng viên trở lên; sáp nhập 34 chi bộ ở những thôn có hai đến bốn chi bộ, nhưng số lượng đảng viên ít thành 11 chi bộ mới thuộc Ðảng ủy xã, đồng bộ với hệ thống các tổ chức đoàn thể xã hội ở các thôn. Sau kiện toàn tổ chức đảng, hầu hết cấp ủy và trưởng thôn đã có sự phối hợp hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành công việc ở cơ sở.
Sáp nhập tổ dân phố nhỏ, chi bộ ít đảng viên
Ba Ðình là một trong những địa bàn có tổ chức dân cư đa dạng, phổ biến mô hình khu dân cư (KDC), quy mô không đồng đều. Trong tổng số 132 KDC, mới đồng bộ hệ thống chính trị tại 69 KDC. 63 KDC còn lại đều có số chi bộ từ hai trở lên, có ba KDC có bảy chi bộ. Mô hình tổ chức hoạt động của chi bộ và các tổ chức chính trị, đoàn thể trên địa bàn thiếu đồng bộ (một ban công tác mặt trận, một chi hội đoàn thể chịu sự lãnh đạo của nhiều chi bộ). Sự bất cập này được bác Nguyễn Tuấn Ngọc, tổ trưởng và bác Lê Trung, từng làm Trưởng ban công tác mặt trận tổ dân phố Ngũ Xã (sáp nhập từ năm tổ dân phố của KDC số 3), phường Trúc Bạch đều cho rằng, mô hình KDC có một chi bộ lãnh đạo nhiều tổ dân phố nhưng không có khu trưởng, nên bí thư chi bộ, hoặc trưởng ban công tác mặt trận trở thành đầu mối liên hệ giữa phường với tổ dân phố, và làm thay việc của chính quyền; chức năng, nhiệm vụ của mỗi người không rõ, nên khó thể hiện trách nhiệm, không phát huy hết khả năng… Khắc phục tình trạng đó, Ðảng ủy phường Trúc Bạch đã chọn KDC số 3 làm điểm mô hình “Một chi bộ lãnh đạo một tổ dân phố đồng bộ hệ thống chính trị”.
Lý do chọn KDC số 3, theo Bí thư Ðảng ủy phường Trúc Bạch Hoàng Ðức Thăng, vì vị trí thuận lợi, toàn bộ KDC nằm trọn trên đảo, bao quanh là hồ và mương Trúc Bạch. KDC số 3 có một chi bộ, 56 đảng viên, lãnh đạo một ban công tác mặt trận và các chi hội đoàn thể và năm tổ dân phố. Tuy nhiên, số hộ ở mỗi tổ đều ít, trong tổ chức hoạt động của chi bộ, tổ dân phố, chi hội đoàn thể thường xảy ra những bất cập như đã nêu ở trên. Do thế, Ðảng ủy, UBND phường đã thực hiện lấy ý kiến nhân dân, hợp nhất năm tổ thành một với tên mới Tổ dân phố Ngũ Xã, tổng số 425 hộ. Sự hợp nhất này đã giải quyết căn bản sự chồng chéo, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Ðảng ủy phường tới chi bộ và UBND phường tới tổ dân phố, không qua trung gian là KDC.
Giới thiệu với chúng tôi nhà văn hóa của tổ vừa được xây dựng khang trang, hai tầng, ngay mặt phố lớn, và nhìn lại hơn một năm thực hiện mô hình đồng bộ, bác Nguyễn Tuấn Ngọc cho rằng, do có sự thống nhất lãnh đạo và thực hiện, mọi công việc được tiến hành trôi chảy với tiến độ nhanh hơn, cụ thể việc thu các quỹ ủng hộ người nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em… năm 2013 đều vượt so năm 2012. Nhân dân tích cực, chủ động kê khai thu phí đường bộ, đóng góp xây dựng trật tự văn minh đô thị. Bởi thế, tuy là khu có khoảng 30 hộ kinh doanh hàng ăn nhưng các tuyến phố khá trật tự, sạch sẽ.
Theo phương án của Quận ủy Ba Ðình, sẽ sắp xếp, sáp nhập 282 chi bộ thành 156 chi bộ, giảm 126 chi bộ, đồng nghĩa giảm 126 bí thư và 126 phó bí thư chi bộ, gần 400 cấp ủy viên; số lượng tổ dân phố sẽ còn 358, giảm 518 tổ so trước đó.
Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết
Gọn đầu mối, giảm số lượng cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng có phải là mục tiêu của Ðề án số 06? Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, một số cấp ủy địa phương hiểu chưa sâu, khảo sát chưa kỹ nên có cách làm vội vàng, “xới” mô hình tổ chức địa bàn dân cư, để giải thể, sáp nhập với mục đích giảm đầu mối, giảm chi phí hành chính hằng tháng. Ðồng chí khẳng định, theo chỉ đạo của Thành ủy, mục tiêu căn bản của việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa bàn dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, đồng bộ của tổ chức đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy đảng và hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Việc này cần dựa trên điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm sự ổn định – đồng bộ – thống nhất.
Qua thực tế chúng tôi nhận thấy, một số cấp ủy chưa nghiên cứu, lấy ý kiến nhân dân cụ thể, chi tiết nên khi tách, nhập thôn, tổ dân phố gây những xáo trộn trong tâm lý của cán bộ và nhân dân. Có nơi sau hợp nhất mới nhận rõ sự bất cập như chỗ hội họp không bảo đảm, nhiều vấn đề phải chia buổi để triển khai thực hiện, trong khi năng lực cán bộ không đáp ứng yêu cầu, hoặc không đủ thời gian, sức khỏe để hoàn thành công việc khi số hộ tăng lên, một người làm việc của nhiều người trước đó, chế độ phụ cấp không đổi… cho nên lại muốn tách ra. Chính vì vậy, cần nắm bắt tâm tư, khảo sát cụ thể nhằm bảo đảm tính ổn định, kế thừa và chuyển tiếp mô hình hợp lý. Công tác tư tưởng đối với cán bộ không tiếp tục công tác sau sáp nhập đã được các cấp ủy quán triệt đầy đủ, áp dụng chế độ linh hoạt như bảo lưu chế độ đến hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cùng lúc giảm nhiều người, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tránh việc người nghỉ “tâm tư”, người tiếp tục “dễ nản”, trong khi việc lựa chọn nhân sự đảm nhiệm công việc ở cơ sở rất khó khăn, nhất là khu vực đô thị, phần lớn là cán bộ hưu trí, tuổi cao.
Ðối với địa bàn đông dân cư, nhất là các quận nội thành, địa bàn phức tạp, nhiều nhà cao tầng, các tuyến phố kéo dài, xuyên tâm, hoặc bị chia cắt, cán bộ phần lớn cao tuổi, sức khỏe hạn chế, do vậy, việc quy định tổ dân phố có 600 hộ trở lên mới được hai tổ phó là chưa phù hợp. Việc thành lập đảng bộ bộ phận đối với chi bộ có hơn 100 đảng viên cần được nghiên cứu kỹ, căn cứ điều kiện thực tế, tránh việc thành lập đồng loạt dễ nảy sinh khâu trung gian mà hoạt động chưa thật sự hiệu quả.
Theo Nhandan.vn
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()