Thông cáo số 25 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
-Ngày 24/11/2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ tọa phiên họp.
Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương.Trong buổi làm việc, đã có 27 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
– Sự cần thiết ban hành Luật; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật; mục tiêu, quan điểm, yêu cầu xây dựng dự thảo Luật;
– Việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và giữa chính quyền địa phương các cấp; mô hình tổ chức chính quyền địa phương; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
– Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; cơ sở hiến định của mô hình chính quyền ở những nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân; số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách;
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân; bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp…
Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội biểu quyết thông qua và thảo luận về một số nội dung:
1. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)và Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốchội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửađổi) và dự thảo Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửađổi).Quốc hội đã biểu quyết thông qua các điều 2, 3, 70 và toàn văn Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửađổi).
Sau đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Đoàn thư ký Kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày dự thảo Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết.
2. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)và Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Quốc hội đã biểu quyết thông qua các điều 3, 4 và toàn văn Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Đoàn thư ký Kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày dự thảo Nghị quyết thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết.
3. Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.Trong buổi làm việc, đã có 3 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
– Việc bảo lưu các nội dung của Côngước; việcViệt Nam không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước;
– Quy định xử lý người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật; việc hạn chế việc lạm dụng tra tấn, nhục hình;
– Sự tương thích giữa Công ước với hệ thống pháp luật Việt Nam và vấn đề nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam…
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng:
4. Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Trong buổi làm việc, đã có 5 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
– Điều kiện, cơ sở vật chất dành cho người khuyết tật; quyền và lợi ích của người khuyết tật;
– Kế hoạch thực hiện Công ước sau khi được phê chuẩn;
– Sự tương thích giữa Công ước với hệ thống pháp luật Việt Nam; vấn đề nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam…
Thứ ba, ngày 25/11/2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, buổi sáng, biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự và thảo luận về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi); buổichiều, biểuquyết thông qua Luật nhà ở (sửa đổi), Luật kinh doanh bất động sản (sửađổi) và thảo luận về dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()