THÔNG CÁO SỐ 2, KỲ HỌP THỨ CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XII
Ngày 22-3-2011, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.Buổi sáng,Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.Trong buổi làm việc đã có 16 lượt đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:- Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;- Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự;- Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác;- Về thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự;-...
Ngày 22-3-2011, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Buổi sáng, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trong buổi làm việc đã có 16 lượt đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
– Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;
– Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự;
– Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác;
– Về thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự;
– Việc phát hiện, xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Cơ chế kiến nghị và xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Về sự có mặt của bị đơn tại phiên tòa;
– Về Hội đồng định giá tài sản…
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu lên.
Buổi chiều, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô.
Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô.
Trong buổi làm việc đã có 21 lượt đại biểu Quốc hội của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
– Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật;
– Về danh hiệu công dân danh dự Thủ đô;
– Cơ chế, chính sách trong quản lý, thực hiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng Thủ đô;
– Cơ chế, chính sách trong quản lý dân cư và bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô;
– Cơ chế, chính sách khai thác, phát huy, sử dụng có hiệu quả nguồn lực về tài chính;
– Trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
– Nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô;
– Điều khoản chuyển tiếp;
– Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật;
– Về quy định vùng nông thôn trong dự thảo Luật…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu lên.
Thứ tư, ngày 23-3-2011, buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người; buổi chiều, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()