Thông cáo số 14, kỳ họp thứ tám, Quốc Hội khóa XII
Ngày 9-11-2010, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp. Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày.Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.Trong buổi làm việc đã có 33 đại biểu Quốc hội của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu và hai đại biểu gửi ý kiến đóng góp. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:1. Đánh giá chung về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp qua 10 năm thực hiện; những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân:- Sự phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với nghĩa vụ của công dân,...
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Trong buổi làm việc đã có 33 đại biểu Quốc hội của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu và hai đại biểu gửi ý kiến đóng góp. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp qua 10 năm thực hiện; những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân:
– Sự phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp;
– Việc xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử về các thông tin liên quan đến công dân và doanh nghiệp;
– Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
– Chế độ, chính sách và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính;
– Vai trò của công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính;
– Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính…
2. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở:
– Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
– Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
– Nhiệm vụ giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng tài nguyên môi trường ở cấp huyện;
– Việc đăng ký, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và công chứng các loại hợp đồng;
– Về cấp giấy phép xây dựng tạm và xây nhà ở nông thôn;
– Quản lý thông qua cấp giấy phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng…
3. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan:
– Cơ chế quản lý đối với việc tự khai thuế, tự nộp thuế;
– Cơ chế quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế;
– Thực hiện thông quan điện tử tại các cửa khẩu;
– Các biện pháp khắc phục tiêu cực 'xin-cho' giữa hải quan và doanh nghiệp…
4. Sự cần thiết ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp.
Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm về những kết quả đạt được về cải cách hành chính, trong đó có thủ tục hành chính; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu lên…
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết thúc phiên họp.
Thứ tư, ngày 10-11-2010, Quốc hội làm việc tại hội trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()