Thông báo kết quả khảo sát xã hội học về tham nhũng
Ngày 20-11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam họp báo thông báo kết quả khảo sát xã hội học "Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức".Theo kết quả khảo sát, điều tra xã hội học được thực hiện tại mười tỉnh, thành phố và năm bộ, ngành cho thấy, hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến nhất là các ngành, lĩnh vực: Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bốn ngành, lĩnh vực ít nảy sinh tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc, cảnh sát khu vực. Cũng theo kết quả khảo sát, báo chí là một trong những lực lượng được tin cậy nhất về phát hiện tham nhũng. Hơn 80% số doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng, báo chí phát hiện ra tham nhũng trước các cơ quan chức năng và 93% số người được hỏi cho rằng, họ biết được những thông tin về tham nhũng chủ yếu qua các cơ quan truyền thông.Đại...
Ngày 20-11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam họp báo thông báo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức”.
Theo kết quả khảo sát, điều tra xã hội học được thực hiện tại mười tỉnh, thành phố và năm bộ, ngành cho thấy, hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến nhất là các ngành, lĩnh vực: Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bốn ngành, lĩnh vực ít nảy sinh tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc, cảnh sát khu vực. Cũng theo kết quả khảo sát, báo chí là một trong những lực lượng được tin cậy nhất về phát hiện tham nhũng. Hơn 80% số doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng, báo chí phát hiện ra tham nhũng trước các cơ quan chức năng và 93% số người được hỏi cho rằng, họ biết được những thông tin về tham nhũng chủ yếu qua các cơ quan truyền thông.
Đại diện WB tại Việt Nam cho rằng, tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng nhưng không phải là không giải quyết được. Đồng thời, đưa ra một số gợi ý về những biện pháp nhằm giảm tham nhũng tại Việt Nam như: ban hành Luật Tiếp cận thông tin; trao quyền nhiều hơn cho báo chí; điều chỉnh hệ thống kê khai tài sản và tạo động cơ để có chế tài thực thi tốt hơn; tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát các nỗ lực PCTN; điều chỉnh hệ thống quản lý đất đai, phổ biến kiến thức về tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức, người dân.
Theo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ý kiến của tổng thể nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức; chưa phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác về thực trạng tham nhũng và hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam, cũng như không phải ý kiến đánh giá của các cơ quan nhà nước. Kết quả khảo sát lần này chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các cơ quan chức năng, hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()