Theo Roi-tơ, ngày 13-9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ R.Éc-đô-gan đã thông báo kết quả cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp tiến hành ngày 12-9. Theo đó, có 58% ủng hộ và 42% phản đối các nội dung sửa đổi Hiến pháp, trong tổng số 77% số cử tri đi bỏ phiếu.Thủ tướng Éc-đô-gan nêu rõ, kết quả cuộc trưng cầu ý dân là một bước ngoặt cho tiến trình dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, giúp Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền có lợi thế trước cuộc tổng tuyển cử tháng 7-2011. Liên hiệp châu Âu (EU) hoan nghênh kết quả cuộc trưng cầu ý dân, coi đây là bước đi đúng hướng của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình gia nhập EU.Gói sửa đổi gồm 26 điều khoản trong Hiến pháp, các quy định về cơ cấu Tòa án Hiến pháp, thẩm quyền của cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán, cách thức lựa chọn các thẩm phán; tăng quyền của phụ nữ và trẻ em, cấm viên chức Nhà nước tham gia bãi công. Cuộc trưng cầu ý dân này là bước đi cuối cùng để dự luật sửa đổi...
Theo Roi-tơ, ngày 13-9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ R.Éc-đô-gan đã thông báo kết quả cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp tiến hành ngày 12-9. Theo đó, có 58% ủng hộ và 42% phản đối các nội dung sửa đổi Hiến pháp, trong tổng số 77% số cử tri đi bỏ phiếu.
Thủ tướng Éc-đô-gan nêu rõ, kết quả cuộc trưng cầu ý dân là một bước ngoặt cho tiến trình dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, giúp Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền có lợi thế trước cuộc tổng tuyển cử tháng 7-2011. Liên hiệp châu Âu (EU) hoan nghênh kết quả cuộc trưng cầu ý dân, coi đây là bước đi đúng hướng của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình gia nhập EU.
Gói sửa đổi gồm 26 điều khoản trong Hiến pháp, các quy định về cơ cấu Tòa án Hiến pháp, thẩm quyền của cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán, cách thức lựa chọn các thẩm phán; tăng quyền của phụ nữ và trẻ em, cấm viên chức Nhà nước tham gia bãi công. Cuộc trưng cầu ý dân này là bước đi cuối cùng để dự luật sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực. Trước đó, dự luật đã được QH Thổ Nhĩ Kỳ thông qua, nhưng không đủ hai phần ba số phiếu cần thiết để có hiệu lực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()