Thiếu phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản
Đó là nhận định của các đại biểu được đưa ra tại Hội thảo “Quản trị tài nguyên khoáng sản - Việt Nam đang ở đâu?”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy Ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đó là nhận định của các đại biểu được đưa ra tại Hội thảo “Quản trị tài nguyên khoáng sản – Việt Nam đang ở đâu?”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy Ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 5- 2013, có 79 giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 503 giấy phép khoai thác khoáng sản do cơ quan T.Ư cấp còn đang hoạt động. Ngoài ra, có trên 4.200 giấy phép khai thác khoáng sản (chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường) do UBND các tỉnh, thành phố đang hoạt động trên cả nước.
Ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng, Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất – Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở nước ta thời gian qua còn gặp một số khó khăn, tồn tại và hạn chế như: Hiện nay, Chính phủ mới ban hành hai Nghị định (quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản), chưa có hướng dẫn mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Nguyên nhân, là do phải lồng nghép với nội dung tài nguyên nước và lùi thời điểm ban hành phù hợp với thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nên Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản đến nay vẫn chưa được ban hành.
Một số quy hoạch thiếu ổn định, còn lệ thuộc vào nhu cầu thực tế của các doang nghiệp, địa phương, chưa mạng tính định hướng lâu dài. Trong khi đó, thường xuyên bổ sung các mỏ, khu vực mỏ vào quy hoạch nhưng chưa theo nguyên tắc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật khoáng sản.
Bên cạnh đó, do số lượng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đang hoạt động khá lớn, nhưng lực lượng, kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra của T.Ư, cũng như địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trung bình hai năm mới thanh tra, kiểm tra định kỳ tại một khu vực hoạt động khoáng sản, nên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.
Đồng thời, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan thuế với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản (quản lý, kiểm soát trữ lượng, sản lượng khai thác hằng năm), trong việc xác định sản lượng tính thuế, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách cho Nhà nước, ông Lại Hồng Thanh cho biết thêm.
Thứ trưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Linh Ngọc cho biết: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, Luật khoáng sản năm 2010 được ban hành, với nhiều quy định cụ thể, chặt chẽ đã khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong quản lý khoáng sản thời gian qua. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đang dần chuyển sang cơ chế đấu giá rõ ràng và minh bạch hơn, cũng như hệ thống cơ quan thực thi pháp luật về khoáng sản dần được hoàn thiện từ T.Ư đến địa phương.
Tuy nhiên, để tài nguyên khoáng sản được quản lý thực sự có hiệu quả, phát huy vai trò quan trọng của các loại tài sản này cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong lĩnh vực khoáng sản cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng các cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý đến việc thực thi của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản trị trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản ở nước ta, Thứ trưởng, Nguyễn Ngọc Linh nhấn mạnh.
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()