LSO-Sau những lần tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại Lạng Sơn, bà Nguyền Thị Hồng Hương, Tổng Giám đốc Công ty dệt may Việt Nam (Vinafashion) đã phải thốt lên rằng: “Điều chúng tôi không ngờ tới là người tiêu dùng Lạng Sơn lại ủng hộ hàng Việt mạnh như thế!”. Đó cũng là đánh giá chung của nhiều doanh nghiệp sau 3 chuyến hàng Việt về nông thôn được tổ chức tại các huyện Văn Quan, Bắc Sơn và Hữu Lũng. Nhưng sau mỗi chuyến hàng sôi động ấy, cái để lại dường như là một khoảng trống, một sự hụt hẫng của người dân với câu hỏi: “Dùng hết rồi, mua nữa ở đâu”?Người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều mẫu mã sản phẩm của hàng ViệtTheo dõi cả 3 chuyến hàng Việt về nông thôn tại Lạng Sơn, chúng tôi thấy rất rõ sự háo hức, mong chờ của bà con, cảm nhận rõ sức nóng từ không khí mua bán sôi động tại mỗi phiên chợ. Cả 3 phiên đều thành công rực rỡ với doanh số bán ra cao hơn cả những tỉnh miền xuôi. Doanh nghiệp nào cũng tấm...
LSO-Sau những lần tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại Lạng Sơn, bà Nguyền Thị Hồng Hương, Tổng Giám đốc Công ty dệt may Việt Nam (Vinafashion) đã phải thốt lên rằng: “Điều chúng tôi không ngờ tới là người tiêu dùng Lạng Sơn lại ủng hộ hàng Việt mạnh như thế!”. Đó cũng là đánh giá chung của nhiều doanh nghiệp sau 3 chuyến hàng Việt về nông thôn được tổ chức tại các huyện Văn Quan, Bắc Sơn và Hữu Lũng. Nhưng sau mỗi chuyến hàng sôi động ấy, cái để lại dường như là một khoảng trống, một sự hụt hẫng của người dân với câu hỏi: “Dùng hết rồi, mua nữa ở đâu”?
|
Người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều mẫu mã sản phẩm của hàng Việt |
Theo dõi cả 3 chuyến hàng Việt về nông thôn tại Lạng Sơn, chúng tôi thấy rất rõ sự háo hức, mong chờ của bà con, cảm nhận rõ sức nóng từ không khí mua bán sôi động tại mỗi phiên chợ. Cả 3 phiên đều thành công rực rỡ với doanh số bán ra cao hơn cả những tỉnh miền xuôi. Doanh nghiệp nào cũng tấm tắc khen người dân Xứ Lạng chuộng hàng Việt. Nhưng đằng sau thành công ấy, khi những chuyến xe hàng Việt rời đi để lại những bãi cỏ trống mênh mang, chúng tôi cứ tự hỏi: phải chăng các doanh nghiệp Việt, các nhà phân phối đang vô tình mà để trống một khoảng “sân nhà” rộng lớn và giàu tiềm năng đến thế? Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Hương, đại diện của BSA, đơn vị chuyên phối hợp tổ chức các chuyến hàng Việt về nông thôn khẳng định: “Những chuyến hàng Việt về nông thôn được tổ chức không phải là những chuyến xe mang hàng Việt đi “bán rong”, lượng hàng bán ra cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu nhỏ của người tiêu dùng nông thôn. Từ doanh số bán hàng, các doanh nghiệp sẽ nhận thức rõ hơn về tiềm năng to lớn của thị trường này, đồng thời giúp doanh nghiệp khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn, để từ đó tới việc thiết lập và mở rộng kênh phân phối dành cho khu vực này”. Mục đích chính của những chuyến hàng Việt về nông thôn là như vậy, nhưng việc tham gia thử nghiệm trong một chuyến hàng Việt và việc thiết lập kênh phân phối lâu dài tại thị trường nông thôn lại là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Dường như các doanh nghiệp vẫn còn chút gì đó e ngại về khả năng tiếp cận và chính thức mở các kênh phân phối cho thị trường này. Ai cũng biết, chính nông thôn mới là thị trường hàng Việt ít bị cạnh tranh nhất, được người dân ưa chuộng nhất, nhưng nhìn chung nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm cho rằng đó là một thị trường nhỏ lẻ, manh mún với sức mua thấp nên không mặn mà lắm với việc đưa sản sản phẩm về nông thôn. Như vậy, vô hình chung họ đã bỏ mặc sân nhà trống vắng, tạo cơ hội cho các mặt hàng không nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ, chất lượng thấp tấn công và chiếm lĩnh thị trường này. Nông thôn “khát” hàng Việt nhưng chính người tiêu dùng nông thôn đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc “được“ tiếp cận và sử dụng hàng Việt có chất lượng tốt. Nơi cần thì thiếu, nơi đã bão hòa thì khó để cạnh tranh – nghịch lý hàng Việt ấy tồn tại đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết nào cho thật thấu đáo.
Trong một điều tra mới đây, người ta đã thống kê được rằng: cứ một món hàng Việt tung ra thị trường thành thị nó sẽ phải cạnh tranh với 8 đến 10 mặt hàng khác cùng loại. Nhưng tại nông thôn, con số đó chỉ là 1 hoặc 2, thậm chí không có “đối thủ” nào cạnh tranh. Người dân thành phố trước một nhu cầu hàng hóa luôn có rất nhiều lựa chọn, ví như muốn mua một gói bột giặt, họ có thể chọn lựa giữa hàng chục thương hiệu nổi tiếng khác nhau nên những cái tên nghe giản dị như bột giặt Vì Dân thường ít được ngó tới. Do đó thị phần của các sản phẩm dạng như Vì Dân tại thành thị thường không cao. Nhưng trong các chuyến hàng Việt về nông thôn, bột giặt Vì Dân và một số sản phẩm khác của Công ty TNHH VICO được tiêu thụ rất mạnh. Doanh nghiệp tư nhân Trần Lệnh Thương, đơn vị phân phối các sản phẩm của VICO đã không ít lần phải điều động thêm hàng để phục vụ bà con. Anh Ngọc Trường Chinh, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của Trần Lệnh Thương cho rằng: “Sở dĩ những sản phẩm của VICO bán rất chạy tại thị trường nông thôn là bởi đơn vị sản xuất đã chủ động làm ra những sản phẩm hướng đến thị trường này, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp cho thị trường này với chất lượng tốt mà đem áp dụng cho thị trường thành thị chưa hẳn là đã đảm bảo thành công nhưng đó thực sự là những “tiêu chí vàng” để chinh phục thị trường nông thôn. Tiếc rằng, còn quá ít những doanh nghiệp vì nông dân như VICO và cũng chẳng có nhiều những nhà phân phối luôn bám sát thị trường nông thôn như Trần Lệnh Thương. Vấn đề đặt ra với hàng Việt tại nông thôn không phải là cạnh tranh, mà đó là vấn đề của hệ thống phân phối. Đối với thành thị, câu chuyện xoay quanh việc người dân có lựa chọn hàng Việt hay không, thì ở nông thôn, câu chuyện lại là hàng Việt có “đến” được với người dân hay không? Đi một số xã, chúng tôi vẫn thấy những chiếc xe 3 bánh của các tư thương chở đầy hàng hóa lặc lè vượt dốc đến tận nơi phục vụ nhu cầu của bà con. Chắc chắn trên chuyến xe ấy có những mặt hàng Việt, nhưng không ai dám chắc nó còn chở theo những mặt hàng gì nữa, xuất xứ ở đâu, chất lượng ra sao, ai quản lý… Trong khi người dân ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn phải chấp nhận một hình thức cung ứng hàng hóa có chất lượng theo kiểu 50/50 như thế. Nhưng nếu đặt câu chuyện chất lượng sang một bên thì dù gì những chuyến xe ấy vẫn là một hình thức phân phối phù hợp nhất với nông thôn mà các doanh nghiệp, các nhà phân phối hàng Việt chính thống vẫn chưa thể làm được. Chia sẻ với chúng tôi, anh Ngọc Trường Chinh cũng cho rằng đó là cái còn thiếu lớn nhất của hàng Việt đối với thị trường nông thôn. Trần Lệnh Thương cũng trăn trở nhiều về vấn đề này và đã nảy sinh ý tưởng kết hợp giữa những chuyến hàng Việt về nông thôn với hình thức cung ứng tận nơi theo kiểu “xe ba gác”. Trong thời gian tới, Trần Lệnh Thương sẽ đầu tư một chiếc xe tải, thùng có thể mở được cả 3 mặt để chuyên đưa hàng Việt các xã. Hiện nay, doanh nghiệp đang tiến hành khảo sát thị trường nhằm xác định từng cụm xã để thực hiện cung ứng, những chuyến xe hàng Việt về nông thôn của riêng Trần Lệnh Thương sẽ đến phục vụ bà con tại các buổi chợ phiên, hoặc những dịp kỷ niệm đặc biệt. Nếu hình thức cung ứng trên thu được thành công, Trần Lệnh Thương cam kết sẽ triển khai lâu dài chương trình này và tiếp tục mở rộng thêm điểm đến của những chuyến hàng. Dường như câu hỏi: “Dùng hết rồi, mua nữa ở đâu?” đã có câu trả lời. Dường như khoảng thời gian dài dằng dặc để chờ đợi những chuyến hàng Việt về nông thôn đã được rút ngắn và dường như khoảng trống mênh mang của thị trường nông thôn đã được khỏa lấp phần nào. Trần Lệnh Thương là doanh nghiệp cung ứng 100% hàng Việt, đã thực hiện phân phối đến trung tâm tất cả các huyện của Lạng Sơn, hy vọng với cách làm sáng tạo trên, doanh nghiệp này sẽ tiến thêm một bước nữa trong quá trình tiếp cận sâu hơn với thị trường nông thôn, góp phần để hàng Việt thực sự bén rễ và chiếm lĩnh thị phần tại thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này.
tled-1.jpg” alt=””> |
Hàng thổ cẩm trên núi Mẫu Sơn – Lạng Sơn Ảnh: Hòa Lộc |
Xin được trích lời của anh Từ Như Hiển, cán bộ Trung tâm Xúc tiến Thương mại Lạng Sơn để kết bài viết: “Là đơn vị phối hợp tổ chức những chuyến hàng Việt về nông thôn tại Lạng Sơn, chính chúng tôi cũng cảm thấy hụt hẫng khi những chuyến xe hàng Việt rời đi. Các doanh nghiệp đang bỏ trống một phần sân nhà quá lớn, nếu chúng ta có cách tiếp cận và thiết lập được kênh phân phối hợp lý, chắc chắc nhà sản xuất sẽ không phải thất vọng về những lợi ích mà thị trường này đem lại. Một món hàng Việt chất lượng tốt được cung ứng trực tiếp đến tay người tiêu dùng sẽ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dân. Và cái được lớn nhất chính là sự thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – một cuộc vận động nhằm tôn vinh những giá trị Việt.
Trúc Lam - Hoài An
Ý kiến ()