Thị trường khoa học - công nghệ : Chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công
LSO - Thị trường khoa học & công nghệ (TTKH&CN) được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ mua bán, trao đổi, môi giới, giám định, khiếu kiện giữa các bên giao dịch về KH&CN. Hay nói cách khác, TTKH&CN là phương thức thương mại hóa các thành quả KH&CN, thúc đẩy gắn kết KH&CN với sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào TTKH&CN, thời gian qua, Sở KH&CN Lạng Sơn đã và đang thực hiện một số việc nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn từng bước hội nhập vào thị trường này sâu, rộng hơn. Tham quan quầy bán máy phát điện năng lượng mặt trời Ảnh : Thanh SơnTiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Hiện nay, chúng ta đang hướng đến việc đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN gắn với đổi mới quản lý, tổ chức hoạt động kinh tế, đảm bảo sự gắn kết lợi ích của người sáng tạo và lợi ích của các thành phần kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang thực hiện việc chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm...
LSO – Thị trường khoa học & công nghệ (TTKH&CN) được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ mua bán, trao đổi, môi giới, giám định, khiếu kiện giữa các bên giao dịch về KH&CN. Hay nói cách khác, TTKH&CN là phương thức thương mại hóa các thành quả KH&CN, thúc đẩy gắn kết KH&CN với sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào TTKH&CN, thời gian qua, Sở KH&CN Lạng Sơn đã và đang thực hiện một số việc nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn từng bước hội nhập vào thị trường này sâu, rộng hơn.
Tham quan quầy bán máy phát điện năng lượng mặt trời
Ảnh : Thanh Sơn
Tiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Hiện nay, chúng ta đang hướng đến việc đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN gắn với đổi mới quản lý, tổ chức hoạt động kinh tế, đảm bảo sự gắn kết lợi ích của người sáng tạo và lợi ích của các thành phần kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang thực hiện việc chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang chế độ tự trang trải kinh phí và được hoạt động theo cơ chế của DN. Đây là một giải pháp quan trọng có tính đột phá, tạo ra môi trường hoạt động KH&CN năng động, gắn với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với Lạng Sơn, hiện tại chưa hình thành hệ thống tổ chức TTKH&CN hoạt động theo mô hình quản lý (vì TTKH&CN của ta chưa hình thành và phát triển mà chỉ là các tổ chức hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ…). Tuy chưa có một tổ chức cụ thể, nhưng với nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN, Sở KH&CN đã và đang thực hiện những bước đi đầu tiên mang tính thương mại hóa các thành quả KH&CN và quan trọng là đã có sự gắn kết giữa KH&CN với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Thời gian qua, Sở KH&CN đã liên tục giúp đỡ, tổ chức cho các doanh nghiệp đến với những hội chợ triển lãm để mang những thành quả, những sản phẩm có tính KH&CN cao của chính doanh nghiệp mình quảng bá ra thị trường. Điều này rất quan trọng, vì qua hội chợ, các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội có dịp để trưng bày, giới thiệu những sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy việc giao dịch, mua bán… Đặc biệt, thông qua các hội chợ KH&CN, về sở hữu trí tuệ, các DN ở Lạng Sơn đã ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu trong xu thế hội nhập kinh tế. Minh chứng cụ thể, hiện tại, Sở KH&CN đang giúp Công ty Gốm sứ Hưng Thịnh trong việc xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ mới vào việc tráng men cho sản phẩm gốm sứ của mình đồng thời đưa sản phẩm gốm sứ của công ty đến với một số hội chợ để qua đó quảng bá và tiếp cận thị trường một số nước Châu Âu. Ngoài Công ty Hưng Thịnh, thời gian qua Sở KH&CN cũng giúp Công ty Chế biến sản phẩm hồi ở Chi Lăng quảng bá sản phẩm tinh dầu hồi, bảo hộ thương hiệu tinh dầu hồi… Đặc biệt, hiện tại, Sở KH&CN liên kết với Hiệp hội rượu Mẫu Sơn từng bước ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, giúp đỡ các công ty sản xuất rượu trên địa bàn mang sản phẩm đến với các hội chợ KH&CN để quảng bá sản phẩm rộng hơn ra ngoài thị trường nội tỉnh.
Theo tiến sỹ Lương Đăng Ninh, qua các hội chợ triển lãm về thành quả KH&CN, các doanh nghiệp sẽ nhận thức đúng hơn về việc áp dụng KH&CN mới vào sản xuất. Cũng thông qua đó tìm được sự liên kết, trao đổi kiến thức về những KH-CN mới hiện nay. Không chỉ vậy, hiện Sở KH&CN Lạng Sơn còn giúp các doanh nghiệp một số thông tin cần thiết như: thông tin tổng quan về thị trường, chính sách pháp luật; các thông tin về công nghệ, thiết bị, ứng dụng chuyển giao công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Có thể nói, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Sở KH&CN đã và đang cùng với các doanh nghiệp tập trung giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, nhằm khai thác và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước vào thực tiễn đời sống, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; giới thiệu các mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN có hiệu quả; giới thiệu công nghệ, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cùng đó tổ chức cho các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh tham gia chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) nhằm gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với quản lý, sản xuất, kinh doanh, xúc tiến đầu tư thương mại hóa sản phẩm khoa học, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập và phát triển, từng bước xây dựng và phát triển thị trường công nghệ của địa phương. Nếu ngành khoa học tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện tốt cách làm này thì đó chính là chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trí Dũng
Ý kiến ()