Thi hành án dân sự thu hồi được hơn 23.757 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng
Bộ trưởng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP/ Lê Sơn |
Đặc biệt, Vụ Pháp luật hình sự-hành chính được giao chủ trì, tham mưu trình lãnh đạo Bộ Tư pháp một số đề án quan trọng như xây dựng và hoàn thiện đề án “Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp”, Vụ đã tổ chức nghiên cứu pháp luật trong nước, pháp luật của một số nước trên thế giới và quy định của Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về xử lý hành vi làm giàu bất hợp pháp (Công ước UNCAC).
Bên cạnh đó, Vụ đã phối hợp với các bộ, ngành và một số chuyên gia trong nước xây dựng đề án; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, Vụ Pháp luật hình sự-hành chính đã chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đề án. Thời gian tới, Vụ sẽ trình lãnh đạo Bộ cho ý kiến trước khi hoàn thiện dự thảo đề án trình Thủ tướng Chính phủ.
Vụ cũng đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng báo cáo “Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy định biện pháp tịch thu tài sản không thông qua thủ tục kết tội, buộc đối tượng tình nghi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật PCTN”. Báo cáo nghiên cứu đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo Bộ Tư pháp nghe báo cáo tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/ Lê Sơn |
Về nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự (THADS) để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, theo báo cáo, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo được các cơ quan THADS thống kê từ thời điểm các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành đến nay, các cơ quan THADS địa phương đã và đang tổ chức thi hành 77 vụ việc, thu hồi được hơn 23.757 tỷ đồng.
Để có kết quả trên, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các cơ quan THADS địa phương khắc phục mọi khó khăn như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tính chất kê biên xử lý phức tạp… tập trung xử lý, thu hồi tài sản.
Để thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc thành viên BCĐ, Thanh tra Bộ Tư pháp kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị chức năng của Ban Nội chính Trung ương tham mưu, giúp việc thành viên BCĐ thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi công tác PCTN tại các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương được phân công theo dõi, phụ trách; chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, giúp việc thành viên BCĐ, đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được BCĐ giao đúng tiến độ; thường xuyên theo dõi, báo cáo thành viên BCĐ về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được BCĐ giao; định kỳ đột xuất hoặc tổng hợp, báo cáo BCĐ Trung ương về PCTN…
Ý kiến ()