Chiều qua 16-8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết bước một quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. Dự Hội nghị có đại diện một số bộ, ban, ngành T.Ư; đại diện thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, thường trực HĐND, thường trực UBND và đại diện một số sở, ban, ngành của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện thí điểm.Theo đánh giá chung của Hội nghị, kết quả qua một năm rưỡi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15-11-2008 của QH khóa XII cho thấy đã đạt các mục tiêu, yêu cầu đề ra của Đề án. Thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ...
Chiều qua 16-8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết bước một quá trình thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. Dự Hội nghị có đại diện một số bộ, ban, ngành T.Ư; đại diện thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, thường trực HĐND, thường trực UBND và đại diện một số sở, ban, ngành của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện thí điểm.
Theo đánh giá chung của Hội nghị, kết quả qua một năm rưỡi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15-11-2008 của QH khóa XII cho thấy đã đạt các mục tiêu, yêu cầu đề ra của Đề án. Thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo được một bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ sự khác nhau giữa tổ chức chính quyền đô thị và nông thôn; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành của UBND, đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính. Việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường được tăng cường; quyền dân chủ của người dân ở địa phương được bảo đảm; kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và phát triển.
Đáng chú ý, tính đại diện và quyền dân chủ của nhân dân trong thực thi quyền lực nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường được bảo đảm phát huy, thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp trên, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động tiếp công dân và việc cung cấp, công bố thông tin, tiếp thu ý kiến, giải quyết các đề xuất, kiến nghị từ nhân dân của UBND huyện, quận, phường.
Hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương bảo đảm ổn định, không gây xáo trộn; đã có sự tăng cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị tại các huyện, quận, phường thí điểm; sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên đã trực tiếp và sâu sát hơn, đề cao tính hành chính của UBND. Các ngành, lĩnh vực đều có tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội được HĐND trước đây giao từ đầu năm đều được hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra.
Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính, từng bước tăng cường chất lượng và mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông, hiện đại” trong công tác quản lý, điều hành, giải quyết các công việc, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp và người dân; tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức và công dân đến giao dịch.
Trong thảo luận, các đại biểu cũng nêu rõ những vấn đề phát sinh khi thực hiện thí điểm như: nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh đã được điều chỉnh theo hướng giao thêm các nhiệm vụ mới, nhưng biên chế vẫn như cũ, cho nên có khó khăn khi tổ chức hoạt động giám sát đối với hoạt động của UBND huyện, quận, phường, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận. Trên cơ sở đó, nhiều ý kiến đề nghị tăng đại biểu HĐND chuyên trách ở cấp tỉnh, thực hiện thí điểm ở cả HĐND xã, mở rộng thực hiện thí điểm ở các tỉnh còn lại, thực hiện nhất thể hóa Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện, quận, phường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()