Theo dõi chặt chẽ bão Wukong để chủ động phòng tránh
Đường đi của bão Wukong. * Bắc Bộ tiếp tục rét * Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trungTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 121,0 độ kinh đông, cách đảo Palawan khoảng 170 km về phía đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Như vậy khoảng gần sáng 27-12, bão sẽ vượt qua khu vực phía bắc đảo Palawan (Phi-li-pin) và đi vào Biển Đông. Đến 19 giờ ngày 27-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 115,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 140 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp...
![]() Đường đi của bão Wukong. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 121,0 độ kinh đông, cách đảo Palawan khoảng 170 km về phía đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Như vậy khoảng gần sáng 27-12, bão sẽ vượt qua khu vực phía bắc đảo Palawan (Phi-li-pin) và đi vào Biển Đông. Đến 19 giờ ngày 27-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 115,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 140 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km. Đến 19 giờ ngày 28-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ vĩ bắc; 111,6 độ kinh đông, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 290 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây nam và tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Hiện nay, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam, ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Các tỉnh phía bắc trời tiếp tục rét.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư – Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đã gửi công điện đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các bộ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão Wukong để chủ động phòng, tránh. Chủ động liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để thông tin kịp thời.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau hai năm triển khai, nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt đưa ra được nhiều cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tính đến nay, các địa phương trên cả nước đã hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng để xây dựng 5.000 mô hình phát triển sản xuất. Hiệu quả từ các mô hình này tăng 15 – 20% so với sản xuất thông thường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012, Bộ đã ban hành 5.936 quyết định xử lý vi phạm hành chính về chất lượng vật tư nông nghiệp với số tiền 10,7 tỷ đồng, chủ yếu là vi phạm chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, phân bón không có trong danh mục, kém chất lượng và vi phạm về nhãn mác hàng hóa. Năm 2013, Bộ tiếp tục xác định tăng cường quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành.
TP Hà Nội vừa yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, sớm đưa vào khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, chủ động kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng giết mổ tại các khu vực, địa bàn dự kiến chịu sự tác động của dự án và lập phương án liên kết với các cơ sở giết mổ thủ công, đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác dự án sau đầu tư. Từ nay đến năm 2015, Hà Nội xây dựng tám cơ sở giết mổ công nghiệp.
Tại Bắc Giang, những ngày giáp Tết Nguyên đán, tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu qua địa bàn càng phức tạp. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang cố gắng ngăn chặn triệt để những đối tượng buôn bán loại “hàng nhập lậu” này. Từ đầu năm tới nay, đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng, chống dịch bệnh đã giao cho cơ quan chức năng tiêu hủy hàng nghìn con gia cầm nhập lậu, gà thải loại và gần 3.000 kg nội tạng động vật.
UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo ngành nông nghiệp và người dân các địa phương chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, bảo đảm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tỉnh yêu cầu Chủ tịch các huyện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng gia súc bị chết rét. Liên tục từ đầu mùa đông đến nay, trên địa bàn đã xảy ra bốn đợt rét đậm, rét hại.
Tại Trà Vinh, hiện có gần 880 ha lúa thu đông bị nhiễm rầy nâu, tập trung ở bốn huyện: Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành. Trong đó huyện Châu Thành có diện tích lúa bị nhiễm cao nhất, với hơn 652 ha, mật số phổ biến 1.000 con/m2, có 64 ha lúa bị nhiễm rầy nâu với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức các điểm phun thuốc trình diễn diệt rầy cho một số ruộng có lúa bị nhiễm rầy nặng để bảo đảm bà con phòng trừ dịch đúng cách.
Tỉnh Bạc Liêu đang đồng loạt ra quân làm thủy lợi thủy nông nội đồng nhằm ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng lúa đông xuân, trọng điểm ở hai huyện Phước Long, Hồng Dân. Năm nay do mưa hết sớm nên việc thiếu nước ngọt cuối vụ của trà lúa đông xuân chắc chắn xảy ra. Việc xâm nhập mặn theo hướng biển tây Kiên Giang cũng đến sớm, gây nhiều khó khăn cho nông dân trồng lúa. Hiện tỉnh đã xuống giống lúa đông xuân được hơn 21 nghìn ha, bằng một phần ba kế hoạch.
Theo Nhandan

Ý kiến ()