Thêm 820 tỷ đồng cho các công trình điện trọng điểm quốc gia
Chiều 12-3 tại Đà Nẵng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng và Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 820 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500KV Pleiku- Mỹ Phước – Cầu Bông và dự án đường dây 220KV Đác Nông – Phước Long – Bình Long.Đường dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông đi qua sáu tỉnh, thành phố, bao gồm xây dựng mới 437,5 km đường dây 500 kV mạch kép và cải tạo 8,3km đường dây 500 kV mạch hai trên địa bàn tp Hồ Chí Minh. Mở rộng và nâng cấp các trạm 500 kV cùng hệ thống cáp quang đồng bộ, với tổng mức đầu tư 9.288 tỷ đồng.Đây là dự án đặc biệt quan trọng, được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án. Dự kiến sử dụng vốn vay ODA (Ngân hàng Phát triển châu Á 200 triệu USD, vốn vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4.000 tỷ đồng và vốn vay Ngân hàng...
|
Đường dây 500 kV Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông đi qua sáu tỉnh, thành phố, bao gồm xây dựng mới 437,5 km đường dây 500 kV mạch kép và cải tạo 8,3km đường dây 500 kV mạch hai trên địa bàn tp Hồ Chí Minh. Mở rộng và nâng cấp các trạm 500 kV cùng hệ thống cáp quang đồng bộ, với tổng mức đầu tư 9.288 tỷ đồng.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng, được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án. Dự kiến sử dụng vốn vay ODA (Ngân hàng Phát triển châu Á 200 triệu USD, vốn vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4.000 tỷ đồng và vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 720 tỷ đồng để thanh toán chi phí đền bù, di dân tái định cư. Dự án đường dây 220 kV Đác Nông-Phước Long-Bình Long dài 128 km, đi qua hai tỉnh Đác Nông và Bình Phước, với tổng mức đầu tư 1.389 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công ngày 7-9-2011, dự kiến hoàn thành cuối năm 2012, nguồn vốn đầu tư cho dự án dự kiến sử dụng vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 928 tỷ đồng và vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 100 tỷ đồng để thanh toán chi phí đền bù, di dân tái định cư.
Việc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với hai dự án này nằm trong những giải pháp của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch điện VII, với định hướng phát triển lưới điện truyền tải. Trong đó đẩy mạnh xây dựng các công trình điện có cấp điện áp 220 – 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo huy động tối đa công suất của các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên, nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, hai dự án đường dây cao thế nói trên còn góp phần bảo đảm vận hành toàn bộ hệ thống lưới điện quốc gia một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời tạo tiền đề cho việc nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam và liên kết lưới điện ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia giai đoạn sau năm 2015.
Theo Nhandan
Ý kiến ()