Thắt chặt tiền tệ giống như uổng vắc xin đủ liều
Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước những biến động khó lường của thị trường hiện nay, sáng 15-3, tại Hà Nội, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức Hội thảo với chủ để “Những chính sách kinh tế vĩ mô 2011 và giải pháp của Doanh nghiệp”.Doanh nghiệp: Lúng túng Những diễn biến phức tạp về chi phí nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu … trong thời gian gần đây đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong các ngành khác nhau. Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, đời sống công nhân… trở thành những vấn đề nan giải mà DN phải đối mặt. Nhiều DN đã điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận xuống thấp hơn nhiều so với năm trước. Thậm chí một số DN chuyển từ mục tiêu có lãi sang mục tiêu giữ vững thị trường.Theo ông Đỗ Hải Triều - Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông: “Ảnh hưởng bới giá nguyên liệu đầu vào và tỷ giá...
Doanh nghiệp: Lúng túng
Những diễn biến phức tạp về chi phí nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu … trong thời gian gần đây đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong các ngành khác nhau. Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, đời sống công nhân… trở thành những vấn đề nan giải mà DN phải đối mặt. Nhiều DN đã điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận xuống thấp hơn nhiều so với năm trước. Thậm chí một số DN chuyển từ mục tiêu có lãi sang mục tiêu giữ vững thị trường.
Theo ông Đỗ Hải Triều – Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông: “Ảnh hưởng bới giá nguyên liệu đầu vào và tỷ giá buộc DN phải tăng giá sản phẩm nhưng điều này lại khiến DN gặp khó do phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ. Tôi cho rằng nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ DN trong những dự án sản xuất những sản phẩm mang hiệu suất cao. Mặt khác, về lâu dài nên có quy định chặt chẽ hơn về rào cản kỷ thuật để hạn chế hàng ngoại kém chất lượng tràn lan trên thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với hàng trong nước”.
Ông Nguyễn Khắc Tùng – Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Hà Nội: thì cho rằng, đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua quá đột ngột khiến DN lúng túng. “Chúng tôi mong rằng những chính sách khi điều chỉnh nên dao động trong một nhất định, tránh những điều chỉnh lớn đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùn”.
Trong buổi hội thảo sáng nay, đại diện của một số doanh nghiệp cũng cho rằng, cần có sự chia sẻ của Chính phủ và các thành phần kinh tế, không nên ưu ái quá vào đầu tư công. Bởi lẽ có những lĩnh vực chỉ DN nhà nước làm được nhưng cũng có những lĩnh vực chỉ DN tư nhân hay DN nước ngoài làm được. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần có giải pháp ưu tiên cho các DN đại diện độc quyền cho các thương hiệu mạnh trên thế giới hay các DN chú trọng sử dụng nguyên vật liệu nội địa.
Bà Vũ Kim Hạnh – Giám đốc Trung tâm BSA, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm cần ngồi lại với nhau chấp nhận chia sẻ khó khăn giúp đối tác, quyết không đẩy giá sản phẩm gây áp lực cho người tiêu dùng.
Chuyên gia kinh tế: Gỡ từ trên xuống
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, thực tiễn mấy năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động với tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất cao, bội chi ngân sách và nợ công tăng, cán cân thương mại và cán cân thanh toán bị thâm hụt, dòng vốn và và dự trữ ngoại tệ giảm, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng …
Trong giai đoạn 2006-2010, ở nước ta còn tồn tại một “nghịch lý” phát triển hiếm thấy, khi mà cơ hội lớn, mức đầu tư cao, thị trường mở rộng đà tăng trưởng tốt nhưng tăng giảm giảm, không cao. Bà Lan cho biết, chiếu theo báo cáo của các tỉnh thì tỉnh nào cũng có tốc độ tăng trưởng cao, trên 10% nhưng khi tính chỉ số tăng trưởng của cả nước thì lại chỉ có trên 6%(!).
Hàng năm Chính phủ đã phải nỗ lực rất lớn để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô song cũng chỉ đạt được sự tạm ổn ngắn hạn, đạt được một số mục tiêu kế hoạch. Nhưng cái giá mà chúng ta phải trả chính là sự hao tổn lớn về nguồn lực quốc gia, và hàng năm nền kinh tế lại bước vào một chu kỳ bất ổn và lạm phát cao ngắn hạn. Việc “khát” đầu tư nhất là đầu tư công theo cơ cấu kinh tế hiện nay càng làm giảm tính ổn định kinh tế vĩi mô, tăng tính mất cân đối của nền kinh tế.
Còn Phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, chính sách thắt chặt tiền tệ, kiên trì chống lạm phát của Nhà nước hiện nay cũng giống như “uống vắc xin đủ liều”. Việc thâm hụt thương mại lớn dẫn đến việc dư thừa lượng ngoại tệ và điều đáng nói là phần lớn số tiền này đi vào con đường nhập lậu vàng,. ‘Theo tính toán của chúng tôi, tiền cộng tiền thì bội số của tiền mang lại sẽ gấp bốn lần, nhưng tiền cộng vàng thì bội số mang lại chỉ gấp hai lần. Sự tham gia của vàng vào thị trường khiến DN thiếu vốn thực sự.”, ông Nghĩa nhận định.
Theo ông Nghĩa sáng kiến tốt nhất lúc này đối với các nhà quản lý là tạo ra lợi nhuận ngắn hạn bằng cách tiết giảm chi phí và quan trọng cố gắng tận dụng vốn tự có tránh vay vốn ngân hàng trong thời điểm lãi suất ngân hàng cao vào bậc nhất thế giới. Đặc biệt ông Nghĩa đề cao tinh thần đoàn kết của doanh nghiệp Việt Nam, đoàn kết cùng Nhà nước hợp lực để hỗ trợ nhau, vượt qua gian khó để cùng thu được lợi nhuận trong tương lai.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()